Trẻ suy dinh dưỡng nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm thế nào để cải thiện và giúp trẻ suy dinh dưỡng nặng tăng cân nhanh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Suy dinh dưỡng nặng là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Các loại suy dinh dưỡng nặng thường gặp đó là:
Suy dinh dưỡng thể phù
Thường gặp ở trẻ mới sinh đã bị thiếu sữa, trẻ ăn dặm sớm, chế độ ăn thiếu hẳn các chất đạm như thịt, cá, trứng sẽ dễ bị suy dinh dưỡng thể phù. Triệu chứng thường gặp là phù bàn chân, mắt cá chân, bụng và mặt. Chính bởi lý do này nên cân nặng của bé có thể không sụt, thậm chí còn hơi tăng. Nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy phần cẳng chân, tay nhỏ, trẻ buồn bã, thờ ơ với xung quanh, hay quấy khóc, không chịu chơi, xanh xao, chậm biết lẫy, ngồi, đi, đứng… Trên da còn có thể có những đốm màu đỏ sau chuyển sang màu nâu hoặc đen, lở loét , bong vảy,... Tóc thường mọc thưa, bạc màu, dễ rụng, mắt khô, trẻ sợ ánh nắng, hay bị tiêu chảy,...
Suy dinh dưỡng thể teo đét
Suy dinh dưỡng thể teo đét là tình trạng thiếu dinh dưỡng rất nặng, do chế độ ăn thiếu cả năng lượng lẫn protein. Thường xảy ra ở độ tuổi 1 – 3 tuổi, trẻ cai sữa quá sớm hoặc chế độ ăn không hợp lý, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Triệu chứng thường gặp là trẻ nhẹ cân hơn so với chuẩn, quan sát kỹ sẽ thấy lớp mỡ dưới da trẻ mất dần, vẻ mặt hốc hác, nhăn nheo.
Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
Là thể suy dinh dưỡng rất nặng, cân nặng trẻ dưới 60% như thể teo nhưng cơ thể có biểu hiện phù, trẻ kém ăn, rối loạn tiêu hóa, tay chân teo cơ, trong khi bụng có xu hướng trương phình do gan to. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể hỗn hợp thường trước đây đã bị suy dinh dưỡng thể phù và được điều trị nhưng chưa dứt điểm. Các triệu chứng thường là phối hợp giữa 2 thể trên, kèm theo thiếu máu, xanh xao,...
Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng nặng là gì?
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị suy dinh dưỡng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Cha mẹ thiếu kiến thức chăm con: Mẹ bị thiếu sữa hoặc trẻ bị ngưng sữa mẹ quá sớm, cho bé ăn dặm sớm, chế độ ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Chế độ ăn uống không đủ, thức ăn kém dinh dưỡng hoặc bé không hấp thu được.
- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, lâu ngày dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
- Biếng ăn: Cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà mẹ bổ sung cho bé hàng ngày.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Vi chất dinh dưỡng là những chất cơ thể cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể. Cơ thể không tự sản sinh ra vi chất dinh dưỡng mà được đưa vào qua thức ăn hàng ngày. Bởi vậy, nếu chế độ ăn không cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
Cha mẹ cần làm gì để trẻ suy dinh dưỡng nặng nhanh tăng cân?
Để giúp trẻ suy dinh dưỡng nặng nhanh tăng cân cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đủ 4 nhóm chất
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu cả protein, năng lượng và vi chất dinh dưỡng, bởi vậy, cha mẹ cần thiết lập chế độ ăn uống cho trẻ đủ cả 4 nhóm chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thiếu hụt bất cứ một nhóm chất nào cũng khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ 4 nhóm chất trên từ những loại thực phẩm như sữa, trứng, thịt, cá, tôm, cua, rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ
Đây là nguyên tắc không thể thiếu đối với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Thay vì “ra sức” ép trẻ ăn hết khẩu phần bạn đã chuẩn bị vào bữa ăn chính, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 5 – 6 bữa/ ngày để tránh tạo cảm giác ngán ngẩm, chán ăn, từ đó bé sẽ ăn ngon và nhanh hơn bình thường.
- Thêm dầu, mỡ vào thực đơn hàng ngày của trẻ
Bổ sung dầu thực vật hoặc mỡ vào các món ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng là rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ đang ăn dặm. Khi cho trẻ ăn cháo hay cơm, canh, bạn nên cho vào một muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng chính là môi trường hòa tan giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.
- Đừng để bé ăn quá no hoặc quá đói
Chế độ ăn uống thất thường lúc quá no, khi lại quá đói sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng.
- Khích lệ trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao
Cha mẹ cần động viên, khích lệ trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác đói, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp cơ thể phát triển toàn diện.
- Trợ lực từ bên trong cho trẻ bằng cách bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng. Từ đó có biện pháp phòng ngừa, chữa trị rối loạn tiêu hóa an toàn và hiệu quả!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc muốn tư vấn thêm mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh