Chữa táo bón ở trẻ em không phải quá khó khăn như nhiều người vẫn tưởng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số thực phẩm trị táo bón cho trẻ cực đơn giản mà cũng không kém phần hiệu quả ngay tại nhà. Nếu bạn vẫn chưa biết những thực phẩm đó là gì và cách chế biến ra sao, hãy ĐỌC NGAY bài viết dưới đây nhé!
Vì sao táo bón thường xảy ra ở trẻ em?
Trước hết, để có thể đưa ra giải pháp trị táo bón ở trẻ em hiệu quả, chính xác nhất, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Hay nhịn đi vệ sinh
Trẻ em thường hay nhịn đi vệ sinh vì những lý do khác nhau như:
- Mải chơi nên nhịn đau bụng để có thể tiếp tục chơi cùng các bạn.
- Không thích đi vệ sinh nơi công cộng do sợ bẩn và cố nhịn đến khi về nhà.
- Phân quá cứng hoặc quá to, nhu động ruột không đủ mạnh để tống ra ngoài, làm trẻ rất đau đớn mỗi khi đi vệ sinh, dẫn đến tâm lý nhịn không đi vệ sinh để tránh bị đau như thế.
Chế độ ăn uống không đủ chất xơ
Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón là do trẻ không bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ có tác dụng đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hóa, giảm thời gian vận chuyển trong ruột già, tăng tần suất và khối lượng phân, tăng lượng nước trong phân giúp trẻ đi đại tiện được dễ dàng hơn. Bởi vậy, khi chế độ ăn uống thiếu chất xơ sẽ làm phân khô, cứng, tạo cảm giác đau khi đi đại tiện. Tình trạng cũng này thường xảy ra khi trẻ chuyển từ chế độ bú sữa sang ăn dặm, bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và cơ thể chưa làm quen được với thức ăn mới cũng có thể gây táo bón.
Thay đổi thói quen, nhịp sinh học
Khi thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ bị thay đổi, ví dụ như: Khi đi du lịch, thời tiết nóng hoặc lạnh đột ngột,... thì chức năng của ruột cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhất là lúc bắt đầu đi học, khoảng thời gian này, trẻ rất dễ bị táo bón do sợ hãi, căng thẳng khi đến môi trường mới.
Tiền sử gia đình
Nếu thành viên trong gia đình thường xuyên bị táo bón dù ăn chế độ dinh dưỡng tốt thì bé cũng nhiều khả năng mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc yếu tố nào đó từ môi trường.
Sữa bò
Không phải ai cũng tiêu hóa được sữa bò. Một số người không có enzyme lactase nên không phân hủy được lactose, gây nên hiện tượng đầy bụng, táo bón. Một số khác khi sử dụng các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa bò,...) quá nhiều, cơ thể không kịp tiêu hóa cũng sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, táo bón.
Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ:
- Ít vận động.
- Không ăn đủ chất xơ.
- Không uống đủ nước.
- Bệnh lý ở hậu môn hoặc trực tràng.
Mách bạn 10 thực phẩm trị táo bón cho trẻ cực hiệu quả ai cũng cần biết
Nguyên nhân chính dẫn đến táo bón phần lớn là do thực đơn dinh dưỡng của trẻ bị thiếu chất xơ. Bởi vậy, việc bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ em. Dưới đây là một số thực phẩm trị táo bón cho trẻ cha mẹ cần biết:
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi, tầm tơi) là thực phẩm giàu dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Trong đông y, rau mồng tơi có tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc, chỉ huyết, chỉ lỵ,… Còn theo y học hiện đại, mồng tơi chứa lượng lớn chất nhầy pectin – có tác dụng làm nhuận tràng rất tốt. Bởi vậy, khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn chỉ cần cho con ăn một bát canh rau mồng tơi hàng ngày, tình trạng đi đại tiện phân cứng, đau sẽ được cải thiện đáng kể.
Táo
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một quả táo trung bình có thể cung cấp 17% lượng chất xơ được khuyên dùng hàng ngày. Ngoài chất xơ không hòa tan, táo có chứa một loại chất xơ hòa tan là pectin. Chất này được hệ vi khuẩn đường ruột lên men thành các chuỗi acid béo ngắn có tác dụng kéo nước vào ruột, làm mềm phân và giảm thời gian phân di chuyển trong ruột. Bởi vậy, khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn có thể sử dụng táo làm món tráng miệng vừa giàu dinh dưỡng lại giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này.
Các loại đậu
Các loại đậu nói chung bao gồm: Đậu Hà Lan, đậu Lăng,... là những đồ ăn có tác dụng nhuận tràng tốt do chứa lượng chất xơ cực lớn. Ví dụ: 182g đậu chín có chứa khoảng 80% lượng chất xơ khuyến cáo dùng hàng ngày. Đậu có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên hiệu quả rất tốt trong cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Cách chế biến đậu rất đơn giản: Bạn có thể luộc rồi cho bé tự ăn hoặc xay ra nấu với cháo,...
Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa lượng chất xơ rất lớn và có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ở các nước Anh, Mỹ thì đây là một loại thực phẩm phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho trẻ nhỏ để chống táo bón tái phát. Mẹ có thể sử dụng bột yến mạch để làm bánh giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.
Lê
Trong lê có 22% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng này. Ngoài chất xơ, lê còn chứa 2 loại đường là fructose và sorbitol đặc biệt cao. Cả 2 chất này đều không được hấp thu tốt ở người, phần lớn ở lại trong đường tiêu hóa và có tác dụng kéo nước vào lòng mạch cho tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Ngoài ra, lê cũng có một lượng lớn vitamin C giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón rất tốt. Bạn có thể cho trẻ ăn trực tiếp, ép nước uống hoặc làm bánh với phô mai.
Kiwi
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc ăn khoảng 2 quả kiwi mỗi ngày sẽ giúp tăng tần suất và thời gian đi đại tiện mà không cần sử dụng thuốc nhuận tràng. Ngoài hàm lượng lớn chất xơ chống táo bón, kiwi còn chứa một loại enzyme là actinidain có khả năng phá vỡ protein, thúc đẩy dạ dày tiêu hóa, tăng tần suất đi đại tiện, giảm thời gian trung chuyển qua ruột. Bạn có thể cho trẻ ăn kiwi chín, trộn salad hay chế biến nó dưới dạng hoa quả khô cũng rất ngon.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin C, K và folat cực kỳ có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất xơ, khiến phân đi qua ruột dễ dàng hơn.
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều chất xơ không hòa tan dưới dạng cellulose và lignin, giúp làm tăng trọng lượng phân. Nó cũng có cả chất xơ hòa tan pectin. Nghiên cứu cho thấy, 1 củ khoai lang trung bình cung cấp chất xơ tương đương với 15% lượng được khuyên dùng. Ngoài việc hỗ trợ cải thiện táo bón, khoai lang cũng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu lớn nhanh hơn. Bạn có thể cho trẻ ăn khoai dưới dạng hấp, luộc, nướng. Với trường hợp chưa tự ăn được, sau khi chế biến, bạn có thể nghiền nhỏ khoai cho trẻ dễ hấp thụ.
Quả mọng có múi
Quả mọng là nhóm trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, rất tốt cho cả trẻ em và người lớn. Khi trẻ có biểu hiện táo bón, bạn chỉ cần bổ sung các loại quả mọng có múi hàng ngày sẽ giúp làm tăng khối lượng, làm mềm phân, từ đó cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ em hiệu quả.
Bánh mì lúa mạch đen
Đây là loại bánh mì truyền thống của châu Âu, giàu chất xơ, rất tốt cho tim cũng như hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu của Viện y học quốc gia Hoa Kỳ trên 51 người tình nguyện cho thấy, việc ăn 240g bánh mì lúa mạch đen có sự tăng đi đại tiện, phân mềm hơn rõ rệt sau 3 tuần sử dụng. Bạn có thể mua bánh mì này dễ dàng ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị gần nhà.
Ngoài những loại thực phẩm trên, quan trọng trong điều trị táo bón là mẹ phải cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Nhu cầu nước của bé sẽ tăng lên khi bạn tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.
Trẻ bị táo bón không nên ăn thực phẩm gì?
Táo bón có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn hàng ngày. Vậy khi trẻ bị táo bón có cần kiêng ăn gì không? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà các mẹ nên chú ý hạn chế cho trẻ sử dụng khi có các triệu chứng của táo bón:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.
- Thịt đỏ: Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây táo bón là bởi nó chứa nhiều chất đạm, chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất thời gian để xử lý. Đồng thời, thịt đỏ cũng chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về thực phẩm trị táo bón cho trẻ hay tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi. Mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh