Chào bạn!
Trẻ em táo bón nên ăn gì cho nhanh khỏi là nỗi băn khoăn của hầu hết các bà mẹ có con nhỏ, đặc biệt là những người lần đầu có con. Bởi táo bón là nguyên nhân phổ biến khiến con chậm lớn, kém ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng cùng với vô vàn các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ rất tốt, bạn nên tham khảo.
Trẻ em táo bón nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Trẻ bị táo bón có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu nước, thiếu chất xơ. Vì vậy, để cải thiện và ngăn chặn tình trạng này cho trẻ, giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn, các mẹ cần cân đối khẩu phần ăn của trẻ, bổ sung chất xơ, uống nước theo định lượng cân nặng của trẻ. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ em táo bón nên ăn gì? Các mẹ có thể tham khảo và đưa vào thực đơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhé!
1. Cháo tôm nấu với rau dền
Rau dền không chỉ giàu chất sắt bổ máu mà còn có tác dụng nhuận tràng, giúp tiêu hoá tốt, giúp bé cải thiện tình trạng táo bón. Tôm giàu canxi giúp bé phát triển chiều cao toàn diện. Nguyên liệu bao gồm: 20g bột gạo, rau dền 10g, tôm 20g. Cho bột với một chút nước rồi đun, quấy đều. Tôm và rau dền xay nhuyễn rồi cho vào nồi bột đang đun trên bếp, đợi một lúc cho chín đều rồi đổ ra bát, chờ nguội rồi cho trẻ ăn 1 lần/ ngày.
2. Cà rốt nấu với mật ong
Cà rốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có hàm lượng chất xơ cao nên giúp ngăn ngừa táo bón rất tốt. Ngoài ra trong thành phần của cà rốt còn có vitamin A, canxi và magie, giúp tăng cường sức khỏe cho xương. Hàm lượng sắt trong cà rốt rất tốt cho máu và thúc đẩy sản xuất hemoglobin. Vitamin C giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và chống nhiễm trùng. Mật ong giúp làm mềm phân, kích thích ruột tống phân ra ngoài. Hơn nữa, cả hai nguyên liệu này đều rất tốt cho việc giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Nguyên liệu bao gồm: 25ml mật ong nguyên chất, 50g cà rốt. Cà rốt xay nhuyễn, sau đó cho 150ml nước vào đun với lửa nhỏ, khuấy đều để đến khi sôi thì cho thêm mật ong vào. Để nguội bớt và cho bé ăn 2 lần/ngày.
3. Bổ sung rau củ trong chế độ ăn hàng ngày
Các loại rau củ như rau ngót, mồng tơi, rau đay, khoai lang, cà chua… có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Bởi đây là những thực phẩm giàu chất xơ vừa giúp trị căn nguyên gây táo bón ở trẻ vừa giúp việc đi đại tiện của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể làm món súp rau củ đơn giản như nấu chín cà rốt, súp lơ hoặc cà chua rồi xay nhuyễn, thêm gia vị vừa miệng trẻ rồi cho bé ăn ngày 1 - 2 lần sẽ giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.
4. Bí xanh và đậu phụ
Bí xanh cũng là thực phẩm giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, bạn có thể áp dụng món bột bí xanh với đậu phụ vào thực đơn cho bé hàng ngày để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Nguyên liệu bao gồm 10g bột gạo, 30g bí xanh, 30g đậu phụ. Cho bột gạo với nước, đun sôi, khuấy đều. Bí xanh và đậu phụ xay nhuyễn rồi cho vào nồi bột gạo đang đun, khuấy đều một lúc cho đến khi chín đều, đổ ra bát, để nguội rồi cho bé ăn ngày 1 lần.
5. Trái cây nhuận tràng
Đu đủ, chuối chín là 2 loại trái cây đứng trong top đầu có tác dụng giúp nhuận tràng, khắc phục chứng táo bón ở trẻ. Bạn có thể cho bé ăn những loại trái cây này hàng ngày để phòng chống táo bón cho trẻ.
6. Nước ép bắp cải
Nước ép bắp cải cũng là một biện pháp hay để trị táo bón cho trẻ, nhưng cần đảm bảo nguồn bắp cải là sạch không có hoá chất độc hại. Bạn có thể ép lấy 1 nửa cốc nước ép bắp cải và cho trẻ uống 2 lần/ngày, chỉ sau vài ngày là tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.
7. Uống đủ nước mỗi ngày
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bắt đầu ăn dặm bạn có thể bổ sung thêm nước cho trẻ. Phần lớn những trẻ có chế ăn đủ chất xơ nhưng vẫn bị táo bón là do thiếu nước. Bởi vậy, các mẹ cần bổ sung đủ nước cho trẻ, lượng nước được khuyến cáo cần cho trẻ bị táo bón là 40ml/kg thể trọng. Các mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước khi mới thức dậy để kích thích nhu động ruột của trẻ, cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
Chuyên gia tiêu hóa
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh