Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Chuyên gia trả lời TẠI ĐÂY

Chào chuyên gia. Con gái tôi 4 tuổi, bị tiêu chảy từ sáng hôm qua, phân lỏng, ăn được gì là đi ngoài ra hết. Ngày đi tận 7 - 8 lần, đến hôm nay vẫn chưa có chuyển biến gì. Cháu không đau bụng, quấy khóc hay sốt gì cả, nhưng cứ bị đi ngoài liên tục nên tôi muốn hỏi: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Mong chuyên gia tư vấn giúp. Xin cảm ơn! (Phú Tiến - Bắc Giang).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào bạn! Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Tuy con bạn có biểu hiện tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, lẫn thức ăn, nhưng không đau bụng, không quấy khóc và cũng không sốt thì đó là tín hiệu tốt. Rất có thể bé chỉ bị loạn khuẩn đường ruột do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày,... 

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi? 

Câu hỏi bạn Phú Tiến đặt ra là: “Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?”. Để khắc phục tình trạng trẻ bị tiêu chảy, trước hết, cha mẹ cần chú ý quan sát mọi biểu hiện bất thường, diễn biến bệnh lý, màu sắc, tính chất phân trong mỗi lần đi ngoài để có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả. Các loại thuốc và thực phẩm bổ sung thường được sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy đó là: 

- Dung dịch oresol: Có tác dụng bù nước và chất điện giải nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng mất nước dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, hôn mê, tử vong. Cha mẹ cần lưu ý pha dung dịch bù nước đúng hướng dẫn giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Nếu dung dịch pha quá 12 giờ mà không uống hết thì phải bỏ đi. Nếu trẻ không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác. Với những trường hợp số lần tiêu chảy không nhiều (2 - 3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Nhưng nếu trẻ tiêu chảy nhiều hơn hoặc kèm theo nôn trớ nhiều thì cần cho trẻ uống từ từ 15 phút/1 lần. Việc bù nước cho trẻ cần được duy trì cho tới khi nào thấy phân sệt và đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi ngày.

Oresol pha đúng tỷ lệ theo khuyến cáo có tác dụng bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Oresol pha đúng tỷ lệ theo khuyến cáo có tác dụng bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

- Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ sốt từ 38,5⁰C thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều lượng tùy thuộc vào cân nặng. Thuốc hạ sốt cho trẻ chủ yếu được dùng là paracetamol hoặc ibuprofen. Trong đó, paracetamol thường được dùng dạng uống và dạng đặt hậu môn. Dạng uống được đóng sẵn gói Hapacol 80mg, 150mg, 250mg. Liều uống cho trẻ là 10-15 mg/kg, lặp lại sau 4-6 giờ. Dạng đặt được khuyến cáo là liều 10-20 mg/kg/liều, lặp lại sau 4-6 giờ. Liều ibuprofen là 5-10 mg/kg tuỳ vào độ tuổi của trẻ. 

- Men vi sinh: Giúp tăng cường miễn dịch của hệ tiêu hóa đường ruột, thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh (đảm bảo duy trì tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn), từ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Trong đó, sản phẩm chứa thành phần Bacillus subtilis giúp nâng cao vai trò của hệ miễn dịch, từ đó cải thiện khả năng hệ tiêu hoá và khả năng hấp thu thức ăn bằng cách sản xuất ra các enzym tiêu hóa (amylase và protease) và ức chế sinh trưởng các vi khuẩn, nấm có hại.

- Bổ sung kẽm: Giúp trẻ ăn ngon hơn và ngăn chặn nguy cơ suy dinh dưỡng do tiêu chảy cấp. Kẽm còn giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng tiêu chảy.

- Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy cấp do vi khuẩn gây ra. Để xác định trẻ bị tiêu chảy có phải do vi khuẩn hay không thì cần phải mang phân đi xét nghiệm, không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có kết luận chính xác. Bên cạnh đó khi sử dụng kháng sinh và men vi sinh, cần chú ý khoảng cách dùng 2 thuốc này cách xa nhau vì thuốc kháng sinh có thể gây giảm tác dụng của men vi sinh.

Trên đây là những loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Cụ thể, với trường hợp của con bạn, chỉ có biểu hiện tiêu chảy mà không bị sốt hay dấu hiệu bất thường nào khác thì chỉ cần sử dụng oresol, men vi sinh và kẽm là triệu chứng đi ngoài nhiều lần sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Để có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ em một cách hiệu quả, việc điều trị cần đạt được các mục tiêu như sau: 

- Trước mắt: Giảm số lần đi ngoài, làm phân đặc hơn, phân dần thành khuôn, bù nước và chất điện giải, cải thiện triệu chứng đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng,... 

- Lâu dài: Ngăn chặn tiêu chảy tái phát, tăng cường sức đề kháng, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa biến chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể,... 

Việc điều trị đáp ứng được cả 2 mục tiêu này sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy nhanh chóng, ngăn chặn tái phát, tăng cường sức khỏe toàn trạng, sức đề kháng giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ. 

Nắm bắt được mục tiêu này cũng như thấu hiểu được nỗi lòng của những cha mẹ có con bị tiêu chảy, các chuyên gia khuyên bạn nên chọn cốm vi sinh chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis và nhiều thành phần khác như kẽm, vitamin nhóm B,... vừa giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy lại bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết ngăn chặn biến chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, tiêu chảy hiệu quả, an toàn. Sản phẩm đáp ứng được cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong điều trị tiêu chảy. Bạn nên cho con sử dụng ngay hôm nay nhé!

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!


Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline