Hầu hết chúng ta đều biết sữa chua rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bé bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua hay không là vấn đề nhiều mẹ đang băn khoăn. Để giúp các mẹ có câu trả lời chính xác nhất, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích nhất qua bài viết dưới đây. CLICK NGAY!
Sữa chua có tác dụng như thế nào đối với hệ tiêu hóa của bé là gì?
Sữa chua là sản phẩm thu được sau khi lên men sữa động vật bằng các vi sinh vật sinh lactic phổ biến như: Lactobacilus acidophilus, bifido bacterium,... Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình lên men lactic sẽ biến đổi một phần protein trong sữa thành các axit amin và chuyển hóa chất đường bột thành lactoza. Những chất này giúp đường ruột chúng ta khỏe mạnh, dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Trong sữa chua còn có nhiều lợi khuẩn hỗ trợ phân giải chất khó tiêu, cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột. Chúng được gọi chung là probiotic – những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Probiotic tạo liên kết với nhung mao trong ruột non, cạnh tranh dinh dưỡng để ngăn chặn sự phát triển và hạn chế đến mức tối đa sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Đó chính là cơ chế giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột bằng sữa chua.
Ngoài ra, trong sữa chua còn có nhiều chất đạm, chất béo không no, các vitamin A, D, E, C,… và khoáng chất giúp tăng khả năng hấp thu, kích thích tiêu hoá. Một số nghiên cứu tại Mỹ cho biết, trong sữa chua còn có một loại đạm giúp khôi phục lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, hệ tiêu hóa, màng ruột non trước những tác nhân bất lợi. Như vậy, sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn loạn khuẩn đường ruột và các tác nhân bất lợi cho hệ tiêu hóa.
Bé bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không?
Vậy: “Bé bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không?”. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi vào tháng 11 năm 1990, những bé ăn sữa chua thường xuyên bị tiêu chảy ít hơn so với trẻ không ăn sữa chua. Khi bị tiêu chảy thì đường tiêu hóa sẽ bị mất đi một lượng lớn các loại men vi sinh có lợi. Do vậy, cơ thể cần được cung cấp thêm lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột. Sữa chua lại chứa nhiều lợi khuẩn có thể giúp ức chế các vi sinh vật gây hại trong đường ruột và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Như vậy, bé bị tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn sữa chua sẽ giúp kiểm soát triệu chứng một cách hiệu quả. Hơn nữa, sữa chua cũng giúp cải thiện tình trạng chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu,… Tốt nhất nên ăn liên tục trong vòng 1 vài tuần để nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bé bị tiêu chảy khi ăn sữa chua cần lưu ý gì?
Mặc dù sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng không nên ăn. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:
- Không dung nạp lactose: Những bé bị thiếu hụt men lactase – enzyme cần thiết để phá vỡ cấu trúc đường sữa. Đây là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em sau khi sử dụng sản phẩm sữa. Do đó, với những bé bị tiêu chảy do không dung nạp đường sữa nên tránh ăn sữa chua.
- Dị ứng sữa: Các sản phẩm sữa có chứa đạm casein và whey, đó là những protein gây ra phản ứng dị ứng (nổi mề đay, nặng hơn là sốc phản vệ) ở một số trẻ . Vì vậy, nên nên tránh sử dụng sữa chua cho trẻ bị dị ứng sữa.
- Bé bị tiểu đường hoặc béo phì: Nên hạn chế cho bé sử dụng sữa chua có chứa lượng đường cao.
- Không để sữa chua trong ngăn đá.
- Không làm nóng sữa chua vì làm chết vi sinh vật có lợi cho đường ruột.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng dư axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày cũng như men tiêu hoá, lâu dần làm mất đi cảm giác thèm ăn.
- Không ăn sữa chua cách quá xa bữa ăn vì lúc ấy dạ dày rỗng sẽ giết chết vi sinh vật có lợi cho đường ruột.
- Với trẻ bị tiêu chảy thì mẹ nên chọn loại sữa chua không đường.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bé bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không cũng như tình trạng rối loạn tiêu hóa, bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh