Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em có NGUY HIỂM không?

Hội chứng kém hấp thu thường hay xảy ra ở trẻ em, khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Vậy hội chứng kém hấp thu ở trẻ em có nguy hiểm không? Phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây!

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là gì?

Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi các chất dinh dưỡng từ thức ăn không được hấp thu tốt qua quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình để giúp cha mẹ phát hiện sớm hội chứng kém hấp thu ở trẻ em:

- Đau bụng kèm theo nôn khiến trẻ mệt mỏi.

- Tiêu chảy, phân lỏng, phân sống, có thể xuất hiện váng mỡ.

- Trẻ sụt cân, luôn mệt mỏi, lờ đờ do không có năng lượng để hoạt động.

- Da khô do thiếu nước.

- Trẻ luôn có biểu hiện khó chịu, quấy khóc thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.

- Nếu trẻ bị hội chứng kém hấp thu nặng, kéo dài, dẫn đến không tổng hợp được các chất trong thức ăn cho cơ thể, làm giảm áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, không kéo nước từ mô vào mạch máu được và cuối cùng gây phù.

Nguyên nhân gây nên tình trạng kém hấp thu ở trẻ em là gì?

Thông thường, phần lớn chất dinh dưỡng được vận chuyển qua thành ruột non vào máu, chỉ có một phần nhỏ chất bã ở lại trong đường tiêu hóa và bị đẩy ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu ở trẻ em khiến các chất dinh dưỡng không được đưa vào máu mà lại được đào thải ra ngoài qua phân. Có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

Thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Trẻ em dưới 7 tuổi, hệ tiêu hóa còn thiếu nhiều enzyme tiêu hóa sẽ dễ dẫn đến thức ăn được đưa vào không được phân hủy hoàn toàn. Do vậy, trẻ không những không hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng mà thức ăn bị ứ lại còn gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đường ruột của trẻ. Ví dụ, thiếu men lactase khiến trẻ không dung nạp được đường lactose (có trong sữa uống) gây ra tình trạng tiêu chảy.

Chế độ ăn không hợp lý hoặc không phù hợp với lứa tuổi

Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc không luyện tập trước mà cho trẻ ăn luôn một loại thức ăn mới sẽ dễ gây kích ứng. Một số thực phẩm như: Lòng trắng trứng, hải sản cũng có thể khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, đầy bụng,...

Loạn khuẩn đường ruột

Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc sử dụng kháng sinh cũng có thể làm giảm đột ngột tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ, từ đó gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột và tổn thương tế bào ở niêm mạc ruột, dẫn đến giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hội chứng kém hấp thu.

Nhiễm giun sán

Khi có giun sán trong đường tiêu hóa, chúng gây tổn thương trên niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ, lấy hết các chất dinh dưỡng được đưa vào và gây ra tình trạng kém hấp thu.

Bệnh lý đường ruột khác

Một số bệnh lý đường ruột cũng gây ra hội chứng kém hấp thu như: Bệnh Coeliac, bệnh viêm ruột Crohn,...

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm, có biện pháp xử trí đúng cách, hiệu quả sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ:

- Tiêu chảy kéo dài dẫn đến sụt cân, mất nước, nếu không xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

- Thiếu các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể lâu ngày dẫn đến thiếu máu, giảm trí nhớ và chân tay bị tê bì.

- Thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động các bộ phận khác của cơ thể như: Não bộ, tim, máu, cơ, da, thận.

- Chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Làm thế nào để cải thiện hội chứng kém hấp thu ở trẻ em?

Với hàng loạt các nguyên nhân như trên, câu hỏi đặt ra là: Phải làm gì để cải thiện hội chứng kém hấp thu ở trẻ em? Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số việc cha mẹ cần làm để khắc phục hội chứng kém hấp thu hiệu quả, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đảm bảo vệ sinh

Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, protein, chất béo và chất xơ (rau củ và hoa quả). Mẹ cần chế biến sao cho hợp khẩu vị của trẻ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một lượng lớn một lần làm trẻ sợ ăn.

Với những trẻ đang chuyển sang chế độ ăn dặm thì cần thời gian để làm quen dần với thức ăn mới, mỗi lần ăn một lượng nhỏ rồi tăng dần.

Kết hợp lợi khuẩn và chất xơ hòa tan để cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Nên bổ sung thêm lợi khuẩn cho trẻ để lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, nên kết hợp cùng chất xơ hòa tan (FOS) để tạo khuôn cho phân khi ra ngoài dễ dàng. Hơn nữa FOS cũng là nguồn nguyên liệu cho lợi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Việc bổ sung kết hợp sẽ khiến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột được bền vững hơn.

Cho trẻ trên 2 tuổi tẩy giun 6 tháng 1 lần

Để hạn chế tình trạng trẻ kém hấp thu, suy dinh dưỡng, còi cọc thậm chí thiếu máu do giun, hãy cho trẻ tẩy giun định kỳ cùng cả gia đình. Đồng thời, giặt sạch chăn ga gối đệm cũng như vệ sinh toàn bộ ngôi nhà của bạn để tránh tái nhiễm giun ngay sau khi tẩy.

Trong khi sử dụng kháng sinh, bổ sung thêm lợi khuẩn cho trẻ

Khi trẻ bị ốm, cần sử dụng kháng sinh theo đơn thuốc của bác sĩ và dùng kèm với các sản phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn để tránh tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Tăng cường vận động

Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, tiêu tốn năng lượng để tạo cảm giác đói, kích thích thèm ăn, khiến trẻ ăn ngon hơn.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé! 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline