Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em là gì? Có thể bạn chưa biết!

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em là gì là vấn đề đang được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Để xác định chính xác tại sao táo bón lại xảy ra ở trẻ em cần phải căn cứ vào các yếu tố như nhóm tuổi, bệnh lý, chế độ dinh dưỡng. Việc nắm rõ được những lý do cụ thể dẫn tới tình trạng táo bón sẽ giúp cha mẹ lựa chọn được biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp, hiệu quả.

Táo bón là bệnh gì? 

Thức ăn sau khi được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non, tới đại tràng. Tại đây, phần lớn nước được hấp thụ lại khiến phân khô và đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích chứa ở đó. Khi lượng phân nhiều đến một mức nào đó sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng, gây nên phản xạ mót rặn để tống phân ra ngoài. Bình thường số lần đại tiện từ 1 – 2 lần/ ngày, phân đóng thành khuôn nhưng mềm. 

Táo bón là tình trạng phân cứng, mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn, lượng phân ít, gây đau khi đi đại tiện, 3 ngày mới đi 1 lần. Bình thường thành phần nước có trong phân là 75%, còn khi bị táo bón thì phân khô, thành phần nước ≤ 70%. 

Mách bạn cách nhận biết bé bị táo bón 

- Với các bé sơ sinh, nếu đi đại tiện ít hơn 2 lần/ngày thì được coi là táo bón. 

- Với bé đang bú mẹ và trẻ đã lớn, trẻ bị táo bón khi đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần (2-3 ngày mới đi một lần).

Ngoài ra, táo bón còn thể hiện ở trạng thái khi đi đại tiện của các bé như bé cảm thấy rất khó chịu, đau và hay la khóc khi đi đại tiện. Bạn cũng có thể nhận biết trẻ có bị táo bón hay không bằng cách quan sát phân của trẻ như khó đi đại tiện, phân nhỏ, cứng, có thể có hình viên, có nhầy hoặc có máu,... Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ khiến cân nặng của bé giảm sút đáng kể, chán ăn, cơ thể suy nhược gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn trạng của trẻ.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em ai cũng cần biết 

Táo bón xảy ra khi phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến nó trở nên cứng và khô, gây đau khi đi đại tiện. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất!

Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa

Tổn thương thực thể đường tiêu hóa thường là do dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, suy giáp trạng,… Trẻ bị táo bón do nguyên nhân này chiếm khoảng 5% trong tổng số các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn hoặc bị bệnh trĩ thường bị đau khi đi đại tiện nên thường dễ dẫn đến hiện tượng táo bón, đại tiện ra máu.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Uống ít nước, ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ hoặc số lượng thức ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không cân bằng cũng có thể gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ.

Với trẻ đang bú mẹ, chế độ ăn uống của mẹ ít rau xanh, chất xơ thì sữa mẹ sẽ gián tiếp khiến bé bị táo bón. Ngoài ra, sữa công thức cũng là “thủ phạm” hàng đầu gây ra tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ. Lý do của hiện tượng này có thể do sữa không hợp, sữa “nóng” hay cách pha, lượng sữa pha cho bé không đúng theo chỉ định.

Yếu tố tâm lý

Táo bón ở trẻ do yếu tố tâm lý thường xuất hiện khi trẻ mới đi mẫu giáo. Có thể trẻ sợ cô giáo nên không dám đi đại tiện ở lớp hoặc mải chơi quên đi đại tiện. Hay một số trẻ không muốn đi đại tiện do không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc ở một nơi không phải nhà mình nên trẻ nhịn đi đại tiện. Nhiều lần như vậy, đại tràng của trẻ sẽ phình to và lượng phân tích tụ tăng lên. Phân không được thải ra ngoài, sẽ khô cứng và dẫn tới táo bón. Nhiều trẻ khi bị táo bón, đi đại tiện thấy đau đớn nên có cảm giác sợ đi đại tiện, điều này khiến tình trạng táo bón lại càng nghiêm trọng hơn. 

Trẻ bị còi xương hoặc thiếu máu

Trẻ lười ăn nên lượng chất thải trong đại tràng ít. Phải mất nhiều ngày mới có thể kích thích đại tràng và có phản xạ đi đại tiện, điều này khiến phân bị giữ lại trong ruột lâu, phân sẽ khô, cứng và dẫn đến táo bón.

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Một số thuốc kháng sinh khi sử dụng cho trẻ sẽ có tác dụng phụ gây táo bón vì làm giảm lượng nước trong cơ thể.

Do chế độ ăn dặm

Thông thường khi trẻ ở giai đoạn bú mẹ, sữa mẹ ở dạng lỏng, nên hệ tiêu hóa của trẻ quen với việc xử lý sữa mẹ. Khi chuyển sang chế độ ăn dặm, thức ăn cứng hơn, cơ thể trẻ chưa thích nghi nên dễ bị táo bón hoặc đại tiện khó.

Giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả từ thiên nhiên

Táo bón tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng người mắc, tuy nhiên nếu táo bón ở trẻ em kéo dài thì có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện và có biện pháp điều trị táo bón sớm, ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra. Hiện nay, một biện pháp đang được rất nhiều chuyên gia và các bậc phụ huynh tin dùng đó chính là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để bổ sung chất xơ cho trẻ và các vi chất cần thiết cho cơ thể giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả, an toàn. 

Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh, sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nguồn chất xơ không hòa tan inulinvà fructose oligosaccharide (FOS) giúp cho lợi khuẩn phát triển, tăng sản số lượng men vi sinh, làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. 

Đồng thời trong sản phẩm còn có cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích hệ tiêu hóa sản sinh ra các men tiêu hóa giúp cơ thể ăn ngon, dễ tiêu, tăng hấp thu. Bản thân các dược liệu cũng cung cấp các prebiotic là các chất xơ không tan trong dạ dày, ruột nhưng lại lên men trong đại tràng giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em. Đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức về cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng loạn khuẩn đường ruột, hoặc muốn tư vấn thêm, mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline