Trẻ biếng ăn phải làm sao? Giải pháp “bỏ túi” cho các mẹ

“Trẻ biếng ăn phải làm sao” là một câu hỏi luôn khiến rất nhiều bà mẹ phải khổ sở. Nhiều trường hợp phải cho bé xem tivi hoặc nghịch điện thoại để bé ăn được nhiều hơn. Vậy có cách làm nào khoa học hơn để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ em. Trong đó phổ biến nhất là do tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất.

Cụ thể: Những hội chứng như loạn khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp và tiết dịch dạ dày ruột… làm trẻ có thể bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón. Khi hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ. 

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống thiếu các vi chất dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Các bữa ăn cần cung cấp đủ đạm, mỡ, đường, vi chất với thành phần cần đối cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: Chất lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn nhất định… Điều này dẫn đến một tỷ lệ lớn chứng biếng ăn ở trẻ em kèm theo thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Báo cáo gần đây của Viện dinh dưỡng cho thấy trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng. Kết quả này thể hiện nhiều điểm bất hợp lý trong khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ hiện nay.

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Bí quyết cực hay cho các mẹ 

Để đối phó với chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ có nhiều biện pháp khác nhau. Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân các mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

Để con được đói

Mẹ phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, nếu không bữa ăn sẽ là một trận chiến lớn với các trẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng nên sắp xếp bữa ăn chính và phụ cách nhau khoảng 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ nên bổ sung nước cho trẻ.

Nhiều gia đình thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Tối đa ta chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,... trước giờ ăn.

Khuyến khích trẻ tự lập

Khi thấy trẻ em biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho con xem phim hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh sự chống đối và ngày càng không muốn ăn.

Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé. 

Từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng vận động của bàn tay. Một tuổi trở lên, bạn nên tập cho trẻ cầm thìa để con tự khám phá bữa ăn. Cách này rèn cho bé tính tự lập cao.

Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán nản. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.

Đa dạng thực đơn các món ăn

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo và đầu tư một cách đúng mức.

Thông thường mỗi trẻ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt sẽ dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Tùy theo độ tuổi, bạn có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn?

Trẻ biếng ăn nên số lượng thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ ít hơn những trẻ khác, bởi vậy cha mẹ cần chú ý đến chất lượng thức ăn. Nên lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chế biến đúng cách để đảm bảo được đầy đủ hàm lượng các dưỡng chất trong thực phẩm. Đồng thời, trong mỗi bữa ăn của trẻ biếng ăn bao giờ cũng phải đủ 4 nhóm chất là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đồng thời cha mẹ cũng cần cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng và chuyển hóa trong cơ thể từ đó giúp trẻ có cảm giác đói, thèm ăn và ngon miệng hơn.

Như vậy, đây là một công thức toàn diện và chuyên biệt cho những trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Đồng thời đây cũng là một lựa chọn giúp bổ sung lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và giảm các biểu hiện do loạn khuẩn đường ruột.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng biếng ăn ở trẻ, hoặc muốn tư vấn thêm, mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline