Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách chăm sóc trẻ kém hấp thu hiệu quả, đơn giản, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin ngay trong bài viết dưới đây. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu như thế nào?
Trước khi tìm hiểu trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, bạn cần xác định chính xác có phải con mình đang gặp tình trạng này hay không bằng các triệu chứng sau:
- Trẻ hay bị đau bụng, sôi bụng, cảm giác khó tiêu.
- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc.
- Đi ngoài phân lỏng, khối lượng phân nhiều, mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi lên trên như dầu mỡ, thậm chí lợn cợn thức ăn.
- Trẻ không tăng cân, lười ăn, sụt cân, chậm phát triển chiều cao.
Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu là gì?
Trước hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ kém hấp thu là gì, từ đó mới lựa chọn biện pháp khắc phục cũng như chế độ ăn uống phù hợp. Cụ thể:
- Chế biến đồ ăn không phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ.
- Thời gian cho trẻ ăn không khoa học, thiếu hợp lý, ăn quá sớm hoặc quá muộn.
- Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị bệnh mạn tính trong thời gian dài.
- Thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như: Kẽm, L-Lysine, taurine,...
- Thiếu enzyme: Giới chuyên gia cho biết, enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, nếu hệ tiêu hóa bài tiết ít enzyme sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
- Bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật.
- Bệnh lý tiêu hóa: Viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để cải thiện nhanh chóng?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài việc xác định nguyên nhân và lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp, cha mẹ cũng cần chú ý đến thực đơn hàng ngày của trẻ. Vậy cụ thể, trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:
Tinh bột
Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể và là nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương. Có 2 loại tinh bột:
+ Tinh bột đơn có cấu tạo đơn giản và dễ tiêu hóa, hấp thu. Chúng có trong các thực phẩm như: Trái cây, sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro,...
+ Tinh bột phức tạp: Thời gian tiêu hóa chậm hơn. Chúng có trong các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.
Chất đạm
Giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương, các cơ quan, tổ chức khác. Đồng thời cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, chất đạm còn là nguyên liệu tạo các men và hormone, giúp điều hòa hoạt động của cơ thể. Thực phẩm giàu chất đạm là: Thịt, cá, đậu đỗ, sữa và các chế phẩm, trứng.
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Các thực phẩm giàu chất béo đó là: Dầu olive, hướng dương, đậu nành, mỡ cá, mỡ gà,...
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất còn gọi là các vi chất dinh dưỡng chất. Nhóm chất này không sinh ra năng lượng nhưng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy bạn cần bổ sung một số thực phẩm giàu các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn của trẻ như: Thịt đỏ, cá, đậu, đỗ, rau lá xanh, sữa, cà rốt, khoai nghệ, đu đủ, xoài, cà chua, bí đỏ,...
Ngoài các vitamin trên, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung những khoáng chất cần thiết cho trẻ như canxi, sắt, magie, kẽm, lysin, taurin,... giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện ở trẻ em.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, tình trạng rối loạn tiêu hóa, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.