Trẻ lười ăn phải làm sao? Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ lười ăn phải làm sao, cha mẹ cần làm gì để cải thiện là vấn đề được hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm. Bởi đây chính là căn nguyên sâu khiến trẻ chậm lớn, còi xương và kém thông minh. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, nhanh chóng! Tất những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân trẻ lười ăn là gì?

Trẻ lười ăn là nỗi khổ của rất nhiều bà mẹ. Thông thường, ở giai đoạn 1 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo để tăng cân và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển. Tuy nhiên, không ít mẹ bỉm sữa than thở rằng: “Từ khi chuyển sang ăn dặm, con có vẻ lười ăn, phải làm sao để khắc phục bây giờ”. Đây là câu hỏi và cũng là nỗi khổ của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ lười ăn mà cha mẹ cần biết:

Thói quen ăn uống không tốt của trẻ

Những trẻ có thói quen nhai nuốt chậm, ngậm thức ăn trong miệng, chỉ thích ăn món “lỏng”, ngại nhai các loại thức ăn như rau xanh, hoa quả, thịt băm,… sẽ không cảm thấy ngon miệng, thèm ăn, dẫn đến biếng ăn.

Không tập trung ăn uống

Cha mẹ thường cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi, điện thoại làm phân tán sự tập trung ăn uống, ảnh hưởng xấu tới cảm giác ngon miệng. Từ đó hình thành tình trạng lười ăn qua thời gian.

Giờ ăn “tùy hứng”

Cho trẻ ăn “tùy hứng”, không có giờ giấc nhất định không hề tốt. Bởi nó khiến trẻ không phân biệt rõ được cảm giác no, đói mà chỉ ăn khi thấy thích. Điều này làm cho mỗi bữa trẻ ăn không nhiều và cũng không thực sự thấy ngon.

Chỉ cho trẻ ăn những gì bé thích

Cha mẹ chỉ cho con ăn những món khoái khẩu vì cho rằng, khi đó trẻ sẽ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt vì nó khiến trẻ không thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Hơn nữa, trẻ rất nhanh chán món ăn yêu thích của chính mình, dẫn đến lười ăn ngay cả với những món đó.

Không khí ăn uống

Khi trẻ không ăn, cha mẹ thường thiếu kiên nhẫn mà nổi nóng hoặc tức giận, khiến không khí ăn uống căng thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ sẽ sợ ăn uống. Hay một số trường hợp, cha mẹ cho trẻ ăn trước, không ăn cùng mọi người. Đây là sai lầm của rất nhiều gia đình hiện nay. Cha mẹ có biết rằng, việc cùng ăn với các thành viên trong gia đình, trẻ sẽ ăn ngon và nhiều hơn so với khi ăn một mình.

Bệnh lý

Khi trẻ mắc các bệnh lý như: Viêm họng, mọc răng, đau họng,... sẽ khiến cho việc nhai nuốt gặp nhiều khó khăn, trẻ sẽ không hứng thú với việc ăn uống.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ có thể lười ăn do hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề bất thường. Trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,... Những triệu chứng này khiến trẻ có cảm giác không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng, đầy hơi, khó tiêu, dẫn đến lười ăn.

Loạn khuẩn đường ruột

Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột sẽ có biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó chịu vùng bụng, dẫn đến lười ăn. Tình trạng này thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn khác.

Trẻ lười ăn phải làm sao? Cha mẹ cần làm gì?

Trả lời cho câu hỏi: “Trẻ lười ăn phải làm sao?” Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng, tiêu hóa khuyên bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Không tạo thói quen xấu khi ăn cho trẻ

Nếu thấy trẻ có biểu hiện hay ngậm, ăn chậm thì ngừng ngay bữa ăn. Hãy cho trẻ ăn khi đói để tránh tạo thói quen xấu.

Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút

Khi trẻ lười ăn, cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát cháo, thời gian thường kéo dài. Điều này làm thức ăn không còn ngon, trẻ lại cảm thấy chán ngán. Vì vậy, một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Nếu trẻ không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn.

Không ép trẻ ăn

Trong mọi trường hợp, không nên được bắt buộc trẻ ăn vì điều này sẽ phản tác dụng, làm tình trạng lười ăn trầm trọng hơn. Trẻ luôn có cảm giác căng thẳng, sợ hãi khi đến bữa ăn sẽ làm giảm bài tiết dịch tiêu hóa, mất cảm giác ngon miệng.

Thực đơn đa dạng, trang trí bắt mắt

Các món ăn thay đổi thường xuyên, chế biến đa dạng, trang trí bắt mắt sẽ khiến trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn hơn. Vì vậy, mẹ hãy bỏ chút thời gian lên thực đơn và trình bày các món ăn đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Thực hiện quy tắc 3 “không”

Không ăn rong – không tivi – không điện thoại. Nguyên tắc này cần được áp dụng nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Xem tivi hoặc chơi đồ chơi khiến trẻ phân tâm, không tập trung ăn uống, ảnh hưởng đến việc bài tiết enzyme tiêu hóa. Bởi vậy, cha mẹ phải tập cho trẻ chú ý vào bữa ăn, ý thức là mình đang ăn thì hệ tiêu hóa mới tiết ra đầy đủ các dịch tiêu hóa, tạo sự ngon miệng khi ăn,...

Tạo không khí vui vẻ

Mọi trẻ em đều thích được khen. Vì vậy, nếu trẻ thử một loại đồ ăn mới hoặc ăn được nhiều thì hãy khen ngợi một cách nhiệt tình và vui vẻ như: “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá!'. Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới trẻ, khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và được khen. Lần sau muốn được khen trẻ lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho.

Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa

Bổ sung lợi khuẩn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn ốm vặt và nguy cơ loạn khuẩn do sử dụng kháng sinh.

Gợi ý thực đơn cho trẻ lười ăn – Cha mẹ cần biết

Để khắc phục tình trạng trẻ lười ăn, chúng tôi sẽ gợi ý cách lên thực đơn cha mẹ có thể áp dụng. Cụ thể là:

Đối với trẻ dưới 2 tuổi

- 7h: 200ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.

- 9h - 10h: Cháo đặc thịt lợn và rau cải xanh 250ml = 1 bát cháo đầy (có thể thay bằng trứng gà, cá, tôm cua, ốc, thịt gà, thịt bò xay nhuyễn,… Nhớ cho thêm dầu ăn hoặc mỡ động vật khi chế biến).

- 12h: 250 ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài.

- 15h: 1 quả chuối tiêu thay thế bằng nho, nước cam, dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, sữa chua, caramen, váng sữa,…

- 17h: Cháo thịt + rau 200ml.

- 19h30: Súp khoai tây tôm.

- 22h: 150ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài.

Đối với trẻ trên 2 tuổi

- 6h - 7h: Cháo thịt gà 1 bát con + hoa quả ( quýt, cam, chuối).

- 9h: 1 hũ sữa chua (nha đam, dâu, cam,…).

- 11h: 1 bát cơm nát, thịt băm rim hành, canh khoai tây cà rốt nấu sườn, trái cây tươi, 2 miếng phomai.

- 15h: 1 hũ sữa chua (nha đam, dâu, cam,…) hoặc 1 hộp sữa tươi 180ml.

- 17h: Cháo lươn susu hoặc 1 bát cơm nát, tôm bóc vỏ rim cà chua, canh bí nấu thịt, 1/2 quả chuối.

- 22h hoặc trước khi đi ngủ: 1 hộp sữa tươi 180ml.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng trẻ lười ăn phải làm sao, loạn khuẩn đường ruột, táo bón, suy dinh dưỡng, thấp còi, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline