Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể tự hết sau một vài lần nôn nhưng cũng hay tái phát thường xuyên. Vậy khi trẻ nôn trớ phải làm sao để cải thiện và ngăn chặn tái phát hiệu quả? Nếu bạn cũng là một trong số rất nhiều cha mẹ đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Nhận biết sớm nôn trớ ở trẻ em
Nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược qua miệng. Có 2 loại nôn trớ:
- Nôn trớ sinh lý: Sau khi sinh, do dạ dày còn nhỏ, nằm ngang nên trẻ rất dễ nôn trớ. Sau 7 – 8 tháng tuổi, nôn trớ sinh lý sẽ không còn nữa.
- Nôn trớ bệnh lý: Thường kèm theo sốt, co giật, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng,... Với trường hợp này, rất có thể trẻ đang bị bệnh như viêm dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn, loạn khuẩn đường ruột hoặc viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản hoặc do cơ thể không dung nạp được một số chất.
Trẻ nôn trớ phải làm sao?
Khi trẻ nôn trớ phải làm sao? Đây là câu hỏi nhiều cha mẹ quan tâm bởi khi gặp phải hiện tượng này, không ít người tỏ ra lúng túng. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xử trí khi trẻ nôn trớ cha mẹ cần biết:
- Khi trẻ nôn trớ, hãy ôm trẻ, đầu đưa về phía trước, cúi xuống, để tránh dịch nôn bị đẩy lên mũi hoặc đầy trong miệng, gây sặc.
- Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
- Sau khi trẻ nôn xong, đặt bé nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi.
- Lấy khăn sạch lau miệng cho trẻ, thay quần áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu, loại bỏ vị đắng ở miệng, quàng thêm khăn vào cổ để đề phòng nôn tiếp.
- Không quát mắng, dọa dẫm làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và trớ nhiều hơn.
- Nhẹ nhàng an ủi và trò chuyện để trẻ quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng cho bé từ trên xuống.
- Nếu trẻ nôn trớ nhiều, cha mẹ cần bổ sung nước và chất điện giải. Có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây loãng, nước cháo muối. Lưu ý, pha oresol đúng tỷ lệ, chỉ uống trong ngày.
Mách mẹ mẹo hay giảm nôn trớ ở trẻ em
Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra sợ hãi khi thấy con trẻ nôn trớ thành vòi, không biết phải làm sao để khắc phục. Theo các chuyên gia, sau khi thực hiện những biện pháp trên, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo trị nôn trớ ở trẻ em như sau:
- Chanh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng, cho vào cốc có sẵn nước đang nóng. Cho trẻ uống thành từng ngụm nhỏ. Dung dịch này sẽ giúp trung hòa acid dịch vị, giảm cảm giác khó chịu, cải thiện tình trạng nôn trớ.
- Gạo lức: Lấy gạo lức đem rang vàng rồi cho vào cốc nước ấm cùng với chút sữa. Đun với lửa nhỏ, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng. Gạo lức đun sẽ tính theo hạt: 7 hạt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái.
- Lấy búp tre tươi, con trai thì 7 búp, gái thì 9 búp. Sau đó cắt ra, cho vào nồi nhỏ, đun với 1/2 bát con nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 20 - 30ml nước cốt thì cho trẻ uống, chia làm 2 - 3 lần trong ngày, mỗi lần 2 - 3 thìa. Uống trong khoảng từ 3 - 4 ngày.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng trẻ nôn trớ phải làm sao hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa