Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì để tăng cân tốt và không ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện là điều mà mọi cha mẹ quan tâm. Để giúp các bậc phụ huynh có thể giúp con tăng cân và hồi phục thể trạng nhanh chóng, chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng cũng như giải pháp giúp khắc phục suy dinh dưỡng của con hiệu quả, an toàn.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện lười ăn, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Bởi vậy, để trẻ có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn, các mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc sau:
- Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày.
- Chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn 1 ít nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng nhiều hơn trẻ bình thường.
- Mỗi bữa ăn của trẻ đều có đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ví dụ như: Gạo để nấu cháo hoặc cơm, mỡ hoặc dầu, thịt cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh,...
- Cách chế biến phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ cảm thấy ngon miệng.
- Có thể cho bé ăn thêm hoa quả chín, nhưng không cho uống nước trái cây trước bữa ăn vì có ít chất xơ, ít năng lượng chỉ có vitamin và đường nên sẽ làm trẻ có cảm giác no, đầy bụng, không muốn ăn vào bữa chính.
Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Với trẻ suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng bởi nó chính là “chìa khóa” để cải thiện sức khỏe và giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng so với các bạn đồng trang lứa. Vậy trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ cần bổ sung cho trẻ hàng ngày:
Thực phẩm giàu calo
Cho trẻ suy dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu calo và chứa nhiều chất dinh dưỡng hàng ngày, sẽ làm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của trẻ. Thực phẩm giàu calo bao gồm: Các loại hạt vỏ cứng, bơ đậu phộng, pho mát, sữa, bơ và trái cây khô,... Ngoài các thực phẩm kể trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm sữa bột, các loại súp và thịt hầm để giúp bữa ăn của trẻ bị suy dinh dưỡng thêm phong phú mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
Canxi là khoáng chất rất cần thiết trong việc phát triển hệ xương, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi thì chủ yếu là do thiếu canxi. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá chạch, súp lơ xanh,…
Và để trẻ hấp thu canxi được tốt nhất thì cần có sự “góp mặt” của vitamin D. Vậy nên cha mẹ cũng cần chú ý cho trẻ sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Trứng, nấm, cá, đậu phụ,…
Thực phẩm giàu protein
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu protein hay các loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm trong chế độ ăn của những trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi hầu hết trẻ suy dinh dưỡng đều bị thiếu protein. Do đó, việc bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống giàu protein là vô cùng cần thiết. Và với mỗi độ tuổi của trẻ thì nhu cầu về lượng protein cũng khác nhau: Trẻ 1 - 3 tuổi cần 13g, 4 - 8 tuổi cần 19g và 9 - 13 tuổi cần 34g protein mỗi ngày. Thực phẩm giàu protein là: Sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, protein lúa mì, thịt nạc, thịt gà và các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá tra, cá trích,…
Thực phẩm chứa kẽm và selen
Kẽm và selen là 2 chất cần thiết trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ bởi:
- Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương được bổ sung đầy đủ kẽm sẽ có tác động tích cực cải thiện rõ rệt về cả cân nặng và chiều cao bởi kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm lành vết thương, duy trì vị giác, khứu giác. Đồng thời, kẽm còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, táo bón, tiêu chảy ở trẻ em, tăng sức đề kháng và thể lực giúp chống lại bệnh tật. Thực phẩm chứa nhiều kẽm là các loại thịt động vật, củ cải trắng, hàu, ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà,…
- Selen cũng là chất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thiếu selen sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, viêm khớp, hen suyễn,... Do đó, để trẻ phát triển toàn diện, mẹ cũng cần bổ sung thêm selen vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ. Thực phẩm giàu selen là: Các loại hải sản, cá biển, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt,…
Rau xanh và trái cây tươi
Trái cây và rau xanh là nguồn thực phẩm chính cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể sẽ giúp trẻ bị suy dinh dưỡng tăng trưởng và phát triển tốt.
Gợi ý một số món ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng cha mẹ có thể chế biến cho trẻ bị suy dinh dưỡng:
Cá quả hấp
Cách làm:
- Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép, bột gia vị vừa đủ.
- Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2-3 lần.
- Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá. Sau 20 phút đem hấp cách thủy.
- Cho bé ăn cả phần thịt cá nạc và nước.
- Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 5-10 ngày.
Cháo ý dĩ
Cách làm:
- Xay 50g ý dĩ, 100g hạt sen (đã ngâm qua đêm với nước chanh), 50g gạo nếp (đã ngâm với nước ấm trong 3 tiếng).
- Cho vào hỗn hợp này vào nồi với nước và ninh nhừ.
- Thêm gia vị cho vừa, nên ăn 2 - 3 lần/ tuần.
Thịt bò hầm rau củ
Cách làm:
- Thái thịt bò thành miếng hình vuông 200g, rồi ướp với 2 thìa nước sốt cà chua, một chút đường, mắm, tiêu vừa đủ và để 30 phút.
- Khoai tây, cà rốt, dừa, hành tây thái miếng vừa ăn.
- Cho chảo lên bếp, phi tỏi thơm rồi cho thịt bò vào xào cho ngấm.
- Cho hỗn hợp rau củ và thịt vào nồi hầm áp suất đến khi mềm.
- Cho trẻ ăn 2 - 3 lần/ tuần.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi , mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh