Truy tìm “kẻ chủ mưu” gây rối loạn tiêu hóa trẻ em

Rối loạn tiêu hóa trẻ em là vấn đề khiến nhiều cha mẹ “lao đao” vì con ăn hoài, ăn mãi mà vẫn không thể tăng cân được. Nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ đó chính là loạn khuẩn đường ruột. Vậy loạn khuẩn đường ruột là gì? Có liên quan gì đến rối loạn tiêu hóa? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Đây là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phổ biến nhất, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. 

Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột là gì?

Thông thường, trong đường ruột của con người luôn có một hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với khoảng 500 - 1.000 loài khác nhau, trong đó có đến 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn có hại. Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng ổn định, quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, đào thải độc tố, kìm hãm và vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh đường ruột diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, tỷ lệ này bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn khi đó sẽ có dịp sinh sôi nảy nở, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, đôi lúc kèm theo cảm giác đầy bụng và có biểu hiện sốt nhẹ. Trong một số trường hợp trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nghiêm trọng, không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải, dẫn đến kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có rất nhiều, tuy nhiên điển hình nhất là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện còn non yếu nên dễ bị rối loạn, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hay dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi... vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết đi, ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân khác như sức đề kháng của trẻ nhỏ còn non kém, hệ vi khuẩn có lợi chưa đủ sức để ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống hay hô hấp từ bên ngoài, chế độ ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết cũng là điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ.

Hậu quả khi bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì có đến 30% liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa. Bệnh thường tái phát nhiều lần khiến trẻ chậm tăng cân, bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và nặng hơn có thể dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng kém hấp thu, dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa lâu ngày còn gây ra tình trạng thiếu chất đạm, vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ càng khiến trẻ biếng ăn, tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn qua lại giữa rối loạn tiêu hóa - suy dinh dưỡng - biếng ăn - suy dinh dưỡng.

Chưa hết, hệ tiêu hóa bị rối loạn thường xuyên khiến tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột giảm, trẻ bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mạn tính... Đặc biệt, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng bị tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng, nguy cơ tử vong nếu trẻ không được điều trị bù nước và chất điện giải kịp thời.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trẻ em do loạn khuẩn đường ruột bằng cách nào?

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ trước hết cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, cân bằng, hợp vệ sinh sẽ có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.Bữa ăn cần đảm bảo cân đối 4 nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải có nguyên liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng, cách chế biến đảm bảo vệ sinh nấu chín kỹ.

- Với trẻ nhỏ khi pha sữa bột cho trẻ, cha mẹ cần chú ý pha theo đúng hướng dẫn, không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ, thường xuyên vệ sinh bình và núm sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 5 tháng tuổi) vì dạ dày và ruột chưa đủ khả năng để tiêu hóa những thực phẩm này. 

- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn. Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên, với đồ cho vào miệng bé, phải rửa sạch và tiệt trùng bằng nước sôi. 

- Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần ưu tiên chọn loại sữa giàu chất xơ tự nhiên có nhiều enzyme hỗ trợ hệ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ em thường bị thiếu hụt, vì vậy cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ kích thích trẻ ăn ngon hơn, chống biếng ăn và phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột hiệu quả.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn tiêu hóa trẻ em do loạn khuẩn đường ruột. Từ đó có biện pháp phòng ngừa, chữa trị rối loạn tiêu hóa an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, suy dinh dưỡng hoặc muốn tư vấn thêm mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline