Rất nhiều cha mẹ lo lắng không hiểu vì sao bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân? Nhiều người còn cố gắng chọn những đồ ăn ngon, nhập ngoại để con có thể phát triển tốt nhất. Nhưng thực tế, con họ lại chẳng hề tăng cân tẹo nào. Ngược lại, có rất nhiều bé ăn ít nhưng vẫn tăng cân đều. Vậy tại sao trẻ không tăng cân? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu!
Nguyên nhân bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân là gì?
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia về dinh dưỡng, có nhiều bé ăn ít nhưng vẫn tăng cân đều. Ngược lại, cũng không ít bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng, đó có thể do những căn nguyên sau:
Cha mẹ không nắm vững nhu cầu năng lượng của trẻ
Cụ thể, đối với trẻ 6 - 8 tháng tuổi, lượng thức ăn bổ sung trong khoảng thời gian này cần đảm bảo đủ 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 – 150ml bột hoặc cháo. Trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi nên ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml bột hoặc cháo. Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml cháo. Bữa ăn thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Nhu cầu về sữa cũng thay đổi tuỳ độ tuổi và lượng ăn được. Một số bà mẹ cho rằng, con ăn nhiều, nhưng thực tế lại chưa đủ về lượng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể nên dẫn đến chậm tăng cân. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân mà ít cha mẹ biết đến.
Bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân do không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết
Nhiều về lượng nhưng không đủ về chất
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, mỗi người cần ăn 15 - 20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày. Thế nhưng, thực tế, nhiều cha mẹ cho con ăn theo sở thích, khẩu vị chứ chưa đáp ứng được tính đa dạng trong khẩu phần ăn nên không cung cấp đủ các dưỡng chất. Gặp nhiều nhất là sự thiếu hụt chất béo trong chế độ ăn, đây là nguyên nhân thường gặp ở nhưng bé 2 tuổi không tăng cân. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể hơn các nhóm chất khác. Ngoài ra, chất béo còn giúp hấp thu các loại vitamin hòa tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K). Thiếu chất béo, bé sẽ bị thiếu các vitamin này, dẫn đến chậm tăng cân, còi cọc.
Lượng ăn quá nhiều khiến hệ tiêu hóa không hấp thu được dưỡng chất
Việc cha mẹ cố nạp vào cơ thể trẻ số lượng thức ăn vượt quá khả năng của hệ tiêu hóa cũng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân. Lý do là bởi, hệ tiêu hóa không bài tiết đủ men để chuyển hóa hết lượng thức ăn này. Phần thức ăn không thể hấp thu hết vào cơ thể sẽ gây trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, khó chịu,... Đây là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân mà ít cha mẹ biết đến.
Ăn nhiều nhưng không phù hợp
Cha mẹ cho con ăn thức ăn cứng quá sớm, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào khó tiêu,... cũng khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải và dẫn đến rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, giảm hấp thu, chậm tăng cân. Đây cũng là nguyên nhân bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân thường gặp.
Ăn quá nhiều chất đạm
Tương tự, nhiều cha mẹ có quan niệm cho cho con ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa... Nhưng thực tế lại không phải vậy, việc ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thận cũng gây ra tình trạng chậm tăng cân.
Bé tiêu thụ quá nhiều năng lượng
Một số trường hợp có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên mặc dù bé ăn ngủ tốt nhưng vẫn chậm tăng cân, còi cọc. Hay những bé quá hiếu động, chạy nhảy liên tục cũng tiêu hao năng lớn nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.
Bệnh lý
Bé có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn, suy giáp trạng, lùn tuyến yên, nhiễm giun sán,... cũng làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn.
Hấp thu kém do hệ tiêu hóa giảm bài tiết men tiêu hóa
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hóa, kém hấp thu, khiến thức ăn không được chuyển hóa thành dạng dễ hấp thu, dẫn đến tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân.
Loạn khuẩn đường ruột
Là tình trạng hệ vi sinh vật ở đường ruột bị mất cân bằng, thức ăn không được chuyển hóa thành dạng dễ hấp thu. Đây cũng là căn nguyên thường gặp gây ra tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân do quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột non bị cản trở. Rất nhiều bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân vì lý do này.
Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân khiến bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân
>>> XEM THÊM: Đau bụng tiêu chảy ớn lạnh điều trị như thế nào?
Bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân cần làm gì để cải thiện?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân hiệu quả, an toàn là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu bạn cũng là một trong số họ thì hãy ghi nhớ ngay những lưu ý sau:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng cách: Đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ, cân bằng các nhóm chất đạm, đường, béo và rau củ. Cần đa dạng các loại thực phẩm và tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn.
- Hạn chế ăn vặt: Tuyệt đối không nên cho bé ăn vặt giữa các bữa ăn bởi sẽ tạo cảm giác no bụng, không muốn ăn, mất cảm giác thèm ăn tự nhiên.
- Đảm bảo nguồn dinh dưỡng từ sữa mỗi ngày: Đây là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với bé. Cha mẹ có thể cho con dùng thêm sữa công thức nếu thấy lượng sữa mẹ ngày càng ít, loãng, không cung cấp đủ dinh dưỡng nữa.
- Bổ sung vi chất dinh dưỡng: Việc cung cấp trực tiếp vi chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ của trẻ. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa sản xuất men tiêu hóa nội sinh, giúp việc hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn được tối đa.
- Bổ sung lợi khuẩn: Giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, nâng cao sức đề kháng.
- Điều trị triệt để các bệnh lý căn nguyên gây ra tình trạng chậm tăng cân.
- Khuyến khích trẻ vận động vừa phải để kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác đói, thèm ăn.
Thực hiện đầy đủ các biện pháp nêu trên, việc cải thiện tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách điều trị tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng chậm tăng cân khi bú mẹ, rối loạn tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.