Cảnh báo tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng ở trẻ em

Khi trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho cha mẹ về tình trạng con đi ngoài có chất nhầy màu vàng. 

Dấu hiệu mách cha mẹ khi trẻ đi ngoài có chất nhầy

Chất nhầy được tạo ra giúp chống lại vi khuẩn, axit cũng như các độc tố khác nhằm duy trì môi trường ổn định trong ruột. Chất nhầy cũng hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên và giúp phân đi qua. Chất nhầy thường có màu vàng hoặc trắng đục. Lượng chất nhầy này rất ít, đến nỗi không thể thấy bằng mắt thường. 

Trong trường hợp nếu chất nhầy trong phân trẻ nhiều đến mức ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường và tình trạng xảy ra thường xuyên, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Đó chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

tre-di-ngoai-co-chat-nhay-mau-vang-co-the-tiem-an-nhieu-benh-ly-nguy-hiem.webp

Trẻ đi ngoài có chất nhầy màu vàng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Những nguyên nhân khiến bé đi ngoài có chất nhầy màu vàng

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy màu vàng, chẳng hạn như nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống chưa phù hợp hay các bệnh lý khác.

Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột:

Nhiễm khuẩn/nhiễm trùng đường ruột ở trẻ là hiện tượng rất phổ biến. Đây được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tình trạng trẻ bị đi ngoài kèm chất nhầy màu vàng. Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Có nhiều loại vi khuẩn gây ra tình trạng lẫn chất nhầy màu vàng trong phân của bé. Hai dạng vi khuẩn thường gặp bao gồm:

-         Vi khuẩn gây viêm ruột: 

Có một số loại vi khuẩn nhất định hoạt động mạnh hơn ở ruột của trẻ nhỏ so với trong cơ thể người trưởng thành. Ví dụ như: Vi khuẩn đường ruột dạng hình que Salmonella thường xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, đặc biệt là thịt gia cầm và trứng; Trực khuẩn Shigella gây bệnh cho đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn này. Chúng sẽ khiến trẻ sốt cao, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có lẫn chất nhầy màu vàng nhạt. Trường hợp nặng hơn, trong phân có thể lẫn máu.

-         Virus Rotavirus:

Đây là loại virus truyền nhiễm gây viêm dạ dày và viêm ruột, dẫn đến tiêu chảy. Một khi trẻ nhiễm virus Rota, có thể phải mất khoảng 2 ngày để các triệu chứng xuất hiện, bao gồm: Nôn mửa, tiêu chảy chảy kéo dài từ 3 đến 8 ngày, chán ăn, quấy khóc,…

Rotavirus-duoc-xem-la-mot-trong-cac-tac-nhan-gay-ra-hien-tuong-di-ngoai-ra-chat-nhay-cua-tre.webp

Rotavirus được xem là một trong các tác nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy của trẻ

Trẻ dị ứng thực phẩm:

Không quá phổ biến nhưng dị ứng thực phẩm hay nhạy cảm với những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng có thể trở thành nguyên nhân trẻ đi ngoài phân chứa chất nhầy màu vàng. Dị ứng khiến cho đường ruột của bé tiết ra dịch nhầy nhiều hơn. Đối với trẻ em, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng hay ăn các thực phẩm lạ có thể trở thành nguyên nhân gây nên triệu chứng đi ngoài phân lẫn chất nhầy. Một trong số các thành phần có thể gây nên tình trạng này như đậu nành, sắt,….

Ngoài ra, các loại đồ ăn nhanh hay nước ngọt có ga,…cũng không phù hợp với trẻ do hệ tiêu hoá của bé chưa thật sự hoạt động tốt như người lớn. Do đó rất khó để trẻ tiêu thụ đa dạng các đồ ăn.

mot-so-thuc-pham-chua-sat-co-the-khien-tre-bi-di-ung.webp

Một số thực phẩm chứa sắt có thể khiến trẻ bị dị ứng

Trẻ bị xơ nang:

Theo nghiên cứu, bệnh xơ nang xuất hiện do đột biến gen. Thông thường, những người mắc chứng bệnh xơ nang được chẩn đoán khi còn nhỏ và có triệu chứng trước 1 tuổi. Xơ nang thường kéo dài, gây ra vấn đề về chức năng phổi và tiêu hóa, tăng lượng chất nhầy ở các cơ quan nội tạng, từ đó dẫn đến hiện tượng đi ngoài kèm chất nhầy màu vàng của trẻ.

Ngoài các nguyên nhân nói trên, tình trạng đại tiện kèm chất nhầy màu vàng ở trẻ còn có thể xuất hiện do một số tác nhân khác như: Mọc răng, dùng thuốc kháng sinh quá liều, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ,…

Hiện tượng đi ngoài chứa chất nhầy màu vàng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Màu sắc của phân có thể là dấu hiệu nhận biết về tình trạng sức khỏe của bé. Chất nhầy được sinh ra để giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn. Nhưng nếu có một lượng chất nhầy lớn, chất nhầy màu vàng hoặc trắng đục trong phân của trẻ lại là điều bất thường.

Tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu vàng hoặc trắng đục nếu không được điều trị sẽ gây ra biến chứng. Chẳng hạn như tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, chậm tăng trưởng ở trẻ. Hơn thế nữa, hiện tượng này càng kéo dài thì nguy cơ tổn thương ruột, suy giảm sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ càng cao, gây khó khăn trong quá trình điều trị. 

tinh-trang-di-ngoai-kem-chat-nhay-keo-dai-gay-anh-huong-nghiem-trong-den-suc-khoe-cua-tre.webp

Tình trạng đi ngoài kèm chất nhầy kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ đi ngoài kèm chất nhầy màu vàng?

Để điều trị tình trạng đi ngoài có chất nhầy màu vàng của bé, cha mẹ cần xác định nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp xử lý phổ biến như sau:

 Điều trị tình trạng trẻ đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng tại nhà:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Trong 1 ngày, cha mẹ nên khuyến khích con uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố để cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Cân bằng chế độ ăn uống bằng việc bổ sung thêm chất xơ, chất béo tốt, carbohydrate, các loại củ quả giúp chống viêm. Thiếu chất xơ có thể khiến trẻ gặp tình trạng táo bón và đi ngoài ra chất nhầy. Một số loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa của trẻ như: Chuối, súp lơ, đậu cove, khoai lang, rau muống, táo,…
  • Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn: Cha mẹ cân nhắc tùy theo độ tuổi, cơ địa và sở thích của trẻ để bổ sung sữa chua, sữa chua uống,…

an-nhieu-rau-xanh-ho-tro-tre-tieu-hoa-de-dang-hon.webp

Ăn nhiều rau xanh hỗ trợ trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Cha mẹ cần quan sát và lưu ý khi tình trạng đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng của trẻ kéo dài. Đối với các trường hợp trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng do các nguyên nhân bệnh lý, có hiện tượng ho sốt, chất nhầy kèm máu hoặc tình trạng bệnh nặng, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín.

>>>XEM THÊM: Đi ngoài phân sống màu đen ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu?

Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ với lợi khuẩn Bacillus Subtilis

Bacillus Subtilis là lợi khuẩn thường gặp ở trong đường ruột, có tác dụng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nâng cao chất lượng hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn này giúp thức ăn tiêu hóa hoàn toàn, phân xốp, mịn, làm tăng độ nhớt cho khuôn phân. Nhờ đó, phân được đẩy ra ngoài dễ dàng, cải thiện tình trạng đi ngoài kèm chất nhầy màu vàng của bé.

Theo nghiên cứu của phòng thí nghiệm Vi Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM, lợi khuẩn Bacillus subtilis BS02 có thể sinh các enzym ngoại bào, tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của đường tiêu hóa. Các thử nghiệm kháng kháng sinh cho thấy BS02 nhạy cảm với 13 kháng sinh được thử nghiệm, ngoại trừ ceftazidime. Cuối cùng, kết quả thử nghiệm cho thấy bào tử BS02 có khả năng điều trị bệnh tiêu chảy trên mô hình chuột khi so sánh với nhóm đối chứng không sử dụng probiotic.

loi-khuan-bacillus-subtilis-giup-cai-thien-va-ngan-ngua-tinh-trang-tre-di-ngoai-ra-chat-nhay-mau-vang.webp

Lợi khuẩn Bacillus Subtilis giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng

Từ đó, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ được tăng cường, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, đặc biệt với hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn Bacillus Subtilis trở thành “cứu tinh” với các bậc cha mẹ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa cũng như kích thích trẻ ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng ở trẻ em. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng ghi lại số điện thoại hoặc câu hỏi bên dưới bình luận để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

Thông tin tham khảo

Yellow Mucus in Stool - Health Hearty

Why Is My Stool Yellow? 7 Possible Causes (healthline.com)

Rotavirus - Wikipedia

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline