Giải đáp: Bé đi phân lỏng kéo dài có nguy hiểm không?

Màu sắc, mùi hoặc dạng của phân có thể cho chúng ta biết về sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu bé đi phân lỏng kéo dài cha mẹ cần lưu ý vì đó là các dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho cha mẹ về tình trạng con đi ngoài phân lỏng.

Nguyên nhân bé đi phân lỏng

Khi bé đi phân lỏng không thành khuôn, đó có thể là biểu hiện bình thường, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Lúc đó, thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ nên bé sẽ đi phân lỏng, mềm và thường xuyên hơn. Tình trạng này sẽ giảm bớt khi bé lớn hơn do hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện cũng như thay đổi chế độ ăn uống. Để xác định chính xác liệu bé có đang gặp hiện tượng đi phân lỏng hay không, cha mẹ cần lưu ý quan sát kĩ các thay đổi. Ví dụ như bé bắt đầu đi ngoài nhiều lần hơn trong một ngày, phân lỏng hoặc rất lỏng kèm mùi tanh. Thậm chí phân có thể kèm máu, trẻ quấy khóc và ói mửa.

Trên thực tế, nhiều cha mẹ thường chủ quan trước tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, đây được xem là một dấu hiệu đáng chú ý đối với sức khỏe của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn trên.

be-di-ngoai-phan-long-co-the-xuat-phat-tu-nhieu-nguyen-nhan.webp

Bé đi ngoài phân lỏng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Bệnh nhiễm trùng đường ruột

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và còn yếu đã trở thành môi trường lý tưởng cho các virus, vi khuẩn xâm nhập. Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ như: Vi khuẩn Salmonella, Virus Rota hoặc ký sinh trùng. Khi bé bị nhiễm trùng đường ruột, ngoài hiện tượng phân lỏng hoặc nước, phân không thành khuôn còn kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, nôn, sốt… Các vi khuẩn này xâm nhập qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc tay chân, vật dụng. Sau đó sẽ vào ruột, phát triển và tấn công cơ thể của bé đồng thời sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại khác.

Dị ứng thực phẩm

Ngay cả ở trẻ sơ sinh thì tình trạng dị ứng đồ ăn vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Thức ăn mà trẻ sơ sinh hấp thụ chính là sữa. Trong thời gian này, nếu người mẹ dùng các sản phẩm từ đường, sữa có hàm lượng protein cao thì bé cũng tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng. Từ đó gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng hay phân không thành khuôn. Khi mẹ ăn nhiều đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ cũng sẽ tác động đến chất lượng sữa, khiến bé bị đi ngoài. Do đó, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học trong suốt thời gian cho con bú để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Nhiều gia đình có xu hướng cho con ăn nhiều chất béo, chất đạm nhưng lại thiếu cân bằng với lượng chất xơ và vitamin nạp vào cơ thể. Điều này khiến trẻ dễ gặp rối loạn, kích ứng dẫn đến đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống.

thuc-an-nhanh,-nhieu-dau-mo-co-the-gay-mat-can-bang-trong-che-do-an-uong-cua-tre.webp

Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ có thể gây mất cân bằng trong chế độ ăn uống của trẻ

 

Một số các nguyên nhân khác

Tình trạng bé đi phân lỏng, phân sống còn có thể do đang mắc một số bệnh lý về đường ruột, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, mọc răng,… Tác nhân gây bệnh khác xuất phát từ việc trẻ dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Bé đi phân lỏng kéo dài có nguy hiểm không?

Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, bị đi ngoài phân sống 4-5 lần/ngày trong 3 tháng đầu sau sinh và vẫn tăng cân đạt chuẩn thì mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, đi ngoài phân lỏng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng sức khỏe của bé. Khi bé đi phân lỏng hoặc rất lỏng, toàn nước, tần suất cũng nhiều hơn bình thường là lúc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Hiện tượng bé đi phân lỏng sẽ trở nên đáng báo động hơn nếu đi kèm các triệu chứng khác như:

- Phân lỏng kèm chất nhầy.

- Có mùi tanh, màu vàng hoặc xanh.

- Có máu trong phân.

- Trẻ sốt cao, quấy khóc, nôn mửa.

Tính chất nguy hiểm khi bé đi ngoài phân lỏng kéo dài xuất phát từ tình trạng mất nước và điện giải. Khi mất quá nhiều nước và chất điện giải (xảy ra rất nhanh, chỉ sau 1-2 ngày), trẻ có thể bị suy tim, nguy hiểm tới tính mạng.

Đi ngoài phân lỏng kéo dài khiến cơ thể dần mất vitamin và các yếu tố vi lượng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi niêm mạc ruột cũng như tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém khiến các bé bị sụt cân và gầy yếu. Hơn nữa, tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết. 

Như vậy, việc trẻ đi ngoài phân lỏng tưởng chừng không đáng ngại song cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý hoặc biến chứng nguy hiểm.

tinh-trang-tre-di-ngoai-phan-long-kem-sot-cao-co-the-tiem-an-nhieu-nguy-hiem.webp

Tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng kèm sốt cao có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ đi phân lỏng?

Trẻ đi phân lỏng hoặc phân sống nếu không được phát hiện sớm có nguy cơ gây tổn thương lớn đến sức khỏe. Việc điều trị phải căn cứ trên nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đây là một số phương pháp điều trị dành cho trẻ gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng:

Điều trị tại nhà

- Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ:

Sau khi đi ngoài phân lỏng, bé sẽ mất nước rất nhanh. Do đó, cha mẹ cần ngay lập tức bổ sung lại lượng nước và chất điện giải đã mất. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể trực tiếp cho bé dùng sữa mẹ vì trong sữa mẹ chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho việc hồi phục của trẻ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ cân nhắc dựa trên lời khuyên của bác sĩ để cho trẻ sử dụng oresol, nước gạo rang, nước cháo muối,… để bù nước.

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ:

Cha mẹ cần cân nhắc để thay đổi thực đơn ăn uống phù hợp nhất cho trẻ. Hạn chế thực phẩm có chứa dầu mỡ, cân bằng giữa lượng chất đạm, chất béo với lượng chất xơ bé hấp thụ. Bổ sung thêm các vitamin, lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể nghiên cứu và áp dụng thêm phương pháp ăn kiêng loại bỏ. Tức là tìm ra thực phẩm con bị dị ứng để loại bỏ khỏi khẩu phần ăn nhưng vẫn đảm bảo có nguồn thực phẩm khác thay thế.

can-bang-dinh-duong-giup-tang-suc-de-khang-cho-tre.webp

Cân bằng dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trong trường hợp trẻ đi phân lỏng, phân sống trong nhiều ngày và nhiều lần trong một ngày, kèm theo triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn mửa, đau bụng,… cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị tốt nhất.

dua-tre-den-bac-si-de-duoc-tham-kham-va-dieu-tri-tinh-trang-di-ngoai-phan-long.webp

Đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị tình trạng đi ngoài phân lỏng

>>>XEM THÊM: Bé đi ngoài phân sống nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi và không tái phát?

Tăng sức đề kháng cho trẻ với lợi khuẩn Bacillus Subtilis

Được xem là lợi khuẩn phổ biến ở trong đường ruột, Bacillus Subtilis có tác dụng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nâng cao chất lượng hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn này giúp thức ăn tiêu hóa hoàn toàn, phân xốp, mịn, làm tăng độ nhớt cho khuôn phân.

Theo các nghiên cứu của phòng thí nghiệm Vi Sinh Công Nghệ Dược, Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM, lợi khuẩn Bacillus Subtilis (BS02) có thể sản sinh ra các enzym ngoại bào, tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của đường tiêu hóa. Các thử nghiệm kháng sinh cũng đã cho thấy BS02 nhạy cảm với 13 kháng sinh được thử nghiệm, ngoại trừ ceftazidime. Cuối cùng, kết quả thử nghiệm rút ra kết luận bào tử BS02 có khả năng điều trị bệnh tiêu chảy trên mô hình chuột khi so sánh với nhóm đối chứng.

Do đó, khi được bổ sung lợi khuẩn Bacillus Subtilis, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được tăng cường, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, đặc biệt với hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn Bacillus Subtilis trở thành “cứu tinh” với các bậc cha mẹ, cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài phân sống, phân lỏng hay rối loạn tiêu hóa. Lợi khuẩn này còn giúp giảm các biểu hiện loạn khuẩn đường ruột, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Tình trạng bé đi phân lỏng cần được xử lý kịp thời. Đừng quên cho con sử dụng sản phẩm chứa Bacillus Subtilis để ngăn ngừa tái phát nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin tham khảo, vui lòng ghi lại số điện thoại và câu hỏi bên dưới bình luận để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.

Thông tin tham khảo

Stool Soiling and Constipation in Children - familydoctor.org

Pooping Liquid: Causes, Symptoms, Treatment, and Prevention (healthline.com)

Newborn Watery Poop - New Kids Center

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline