Bé 1 tuổi ăn hay ngậm – Mẹ GHI NHỚ NGAY 7 TUYỆT CHIÊU này!

Bé 1 tuổi ăn hay ngậm khiến mỗi bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của mọi gia đình. Điều này khiến không ít ông bố, bà mẹ stress, bế tắc không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không ngậm? Nếu bạn cũng là một trong số họ thì hãy ĐỌC NGAY bài viết này để biết cách đối phó với tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả nhé!

Vì sao bé 1 tuổi ăn hay ngậm? 

Bé 1 tuổi ăn hay ngậm có lẽ không phải tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân khiến bé 1 tuổi ăn hay ngậm thường gặp là do:

- Trẻ bị mắc bệnh đường hô hấp gây khó nuốt, nuốt đau,... khiến bé sợ đau, không dám nuốt.

- Thức ăn được chế biến không phù hợp với độ tuổi, sở thích, thức ăn cứng hoặc to,... khiến bé lười nhai, nuốt.

- Bé ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu dẫn đến việc hình thành thói quen lười nhai. Khi bé không chịu nhai thì men tiêu hóa sẽ không được kích thích bài tiết đủ, khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bé 1 tuổi ăn hay ngậm.

- Khi ngậm lâu trong miệng, men tiêu hoá ở tuyến nước bọt đã chuyển hóa thức ăn thành đường tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn. Đặc biệt là những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Cứ vậy, vài lần do mải chơi không nuốt, nhai thức ăn, dần dần sẽ hình thành thói quen ăn hay ngậm.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến bé mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn cũng gây ra tình trạng bé 1 tuổi ăn hay ngậm.

- Loạn khuẩn đường ruột khiến bé luôn có cảm giác khó chịu trong bụng, đầy hơi, khó tiêu,... cũng làm trẻ không muốn ăn, dẫn đến hiện tượng ăn hay ngậm.

>>> XEM THÊM: NOTE NGAY: Thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

7 tuyệt chiêu trị bé 1 tuổi ăn hay ngậm hiệu quả

Để những bữa ăn không còn là nỗi ám ảnh với mọi bà mẹ có con nhỏ, đặc biệt là những bé 1 tuổi ăn hay ngậm, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ gợi ý một số biện pháp khắc phục hiệu quả ngay dưới đây:

Chế độ ăn uống phù hợp với độ tuổi, sở thích

Đầu tiên, cha mẹ nên xem lại cách chế biến thức ăn xem có phù hợp với độ tuổi, sở thích của bé hay không và thường xuyên đổi món tạo cảm giác ngon miệng, mới lạ. Với bé 1 tuổi, khi cho ăn cháo và các thực phẩm khác nên băm nhỏ, không xay nhuyễn quá.

Nói không với tivi, ipad, điện thoại trong khi ăn

Việc xem tivi, ipad, điện thoại sẽ khiến bé xao nhãng, mất tập trung, mải chơi, quên mất việc ăn, nhai nuốt hay thậm chí là mất cảm giác ngon miệng dù bữa ăn có hấp dẫn đến đâu. Để bé tập trung vào việc ăn uống, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen khi nào ăn xong mới được làm việc khác.

Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút

Dù bé ăn ít cũng chỉ nên từ 25 – 30 phút, không nên kéo dài quá sẽ làm món ăn nguội đi, mất sự thơm ngon, chất dinh dưỡng. Thời gian càng kéo dài thì con càng chán ăn và ngậm lâu hơn. Khoảng thời gian này vừa đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn và hạn chế tình trạng ngậm thức ăn.

Tập cho bé tự xúc, ăn cùng cả nhà

Tự xúc ăn tạo cho bé cảm giác chủ động trong việc ăn uống chứ không phải bị ép ăn như khi mẹ đút. Ban đầu, có thể bé làm thức ăn vương vãi ra bàn nhưng dần dần sẽ xúc ăn thành thạo hơn, nhai nuốt dễ dàng và thấy ngon miệng. Đồng thời, hãy cho bé ngồi bàn ăn cùng với gia đình, không khí bữa ăn vui vẻ sẽ khiến trẻ hào hứng với việc ăn uống hơn.

Hãy để con được đói

Đôi khi, bạn nên để con có cảm giác đói, đây cũng là biện pháp đối phó với tình trạng trẻ ăn hay ngậm hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Khi con ngậm, mẹ hãy dừng bữa ăn và không bổ sung thêm bất cứ thứ gì. Đến bữa sau, bé đói nên ăn rất nhanh và hào hứng. Tuy nhiên, cách này thường chỉ có tác dụng vào sau bữa bị bỏ đói. Cha mẹ nên điều chỉnh sao cho khoảng cách các bữa không quá gần nhau, khi bé chưa kịp tiêu hóa hết năng lượng nạp vào.

“Hóa trang” cho món ăn bắt mắt, ấn tượng

Trang trí món ăn bắt mắt, ấn tượng là cách đối phó với tình trạng trẻ ăn hay ngậm được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Bởi giống như người lớn, chúng cũng dễ bị hấp dẫn bởi những món ăn nhiều màu sắc và được trang trí đẹp đẽ. Muốn con ăn nhiều hơn, mẹ có thể trang trí món ăn với nhiều màu sắc hoặc sắp xếp thành những hình thù đáng yêu, khiến bé muốn thử trải nghiệm.

Bổ sung lợi khuẩn và vi chất dinh dưỡng

Việc bổ sung lợi khuẩn và vi chất dinh dưỡng sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể được duy trì. Đồng thời, việc này còn giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, tạo cảm giác ngon miệng, thèm ăn.

>>> XEM THÊM: Bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân – CHA MẸ LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN

Cách chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp nêu trên, cha mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc trẻ 1 tuổi biếng ăn hay ngậm như sau:

- Nên chia thành nhiều bữa trong ngày, thức ăn cần chế biến mềm, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Hai bữa chính nên cách nhau khoảng 3 - 4 giờ, bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 giờ.

- Tuyệt đối không thúc ép, quát mắng khiến bé sợ hãi.

- Uống đủ nước, có thể từ sữa, nước trái cây,...

- Bổ sung vi chất dinh dưỡng đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể vẫn được duy trì.

- Bình tĩnh, tránh căng thẳng, tạo áp lực cho bé trong mỗi bữa ăn.

- Điều chỉnh khẩu phần ăn của bé cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng tuổi.

>>> XEM THÊM: Đầy bụng khó tiêu không đi ngoài được – Phải làm sao?

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng bé 1 tuổi ăn hay ngậm, vui lòng để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline