Bé bị táo bón lâu ngày – Coi chừng 5 biến chứng nguy hiểm này!

Nếu con yêu của bạn thường xuyên bị chứng táo bón “hỏi thăm” mà bạn vẫn tặc lưỡi cho qua vì nghĩ dần dần bệnh sẽ tự khỏi. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Nếu bé bị táo bón lâu ngày mà không điều trị có thể dẫn tới hàng loạt những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy suy nghĩ lại và dành ra chỉ 2 phút đọc các thông tin sau.

Bé bị táo bón lâu ngày vì sao? 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón lâu ngày, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

- Uống ít nước:

Uống ít nước là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị táo bón. Trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa ra nhiều mồ hôi gây mất nước, nhưng lại chưa có ý thức bổ sung nước, hoặc mải chơi nên chỉ khi thật khát mới uống khiến cơ thể trẻ thiếu nước và dẫn đến táo bón. Hay một số trẻ có sở thích uống nước ngọt có gas, soda, nước giải khát (có chứa thành phần caffeine) khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn cũng làm cho trẻ thiếu nước và gây táo bón.

- Không bú sữa mẹ:

Sữa mẹ có hormone motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Trong khi đó, sữa công thức lại khó tiêu hóa và có thể làm ruột hấp thụ nước nhiều hơn khiến phân bị khô và khó di chuyển ra ngoài. Bởi vậy, trẻ bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón hơn so với trẻ sử dụng nhiều sữa công thức.

- Ăn ít chất xơ:

Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ, ăn không đủ lượng đủ chất sẽ dẫn tới tình trạng táo bón lâu ngày.

- Đi tiêu không đúng giờ:

Nhiều mẹ không tập thói quen cho trẻ đi tiêu vào một khung giờ nhất định trong ngày, trẻ ham chơi nín nhịn việc đi tiêu hoặc khi tới lớp, trẻ sợ cô giáo không dám xin đi tiêu nên kìm nén về nhà mới đi. Lâu dần, trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi tiêu nên dẫn tới tình trạng táo bón.

- Tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị bệnh mạn tính

Những trẻ bị ốm yếu, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp,… phải dùng thuốc điều trị trong một thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh,… cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.

5 biến chứng thường gặp khi bé bị táo bón lâu ngày cha mẹ chớ chủ quan

Táo bón là một bệnh hay gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy như giảm số lần đi tiêu, đau khi đi tiêu do phân rắn hoặc quá to. Táo bón kéo dài khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

1. Suy dinh dưỡng

Những trẻ bị táo bón kéo dài, hay tái phát sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác bị đầy bụng và không cảm thấy đói nên sẽ bỏ bữa, biếng ăn. Lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ đó dẫn tới sút cân, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ, phát triển không đồng đều, kém thông minh hơn các trẻ khác. 

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ

Các chất độc trong phân như phenol, indol,… được tạo ra trong quá trình thức ăn được tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí. Khi bị tích tụ lâu trong ruột, các chất này được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc mạn tính, gây kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới trí não và tinh thần trẻ, khiến trẻ lúc nào cũng cảm thấy bực bội, cáu kỉnh, khó chịu, không nghe lời. Nhiễm độc mạn tính còn làm cho da trẻ trở nên xanh xao, môi tái, móng tay nhợt nhạt…

3. Nứt kẽ hậu môn

Trẻ bị táo bón thường sợ đi tiêu, nín nhịn không muốn đi tiêu, điều này làm phân bị giữ lại trong ruột lâu, nước và chất khoáng lại đi vào máu, làm phân ngày càng cứng thêm, cục phân rắn làm cho cơ thắt hậu môn không thể đẩy phân đi ra ngoài được. Và khi cố gắng rặn sẽ gây nứt kẽ hậu môn, chảy máu, trĩ…

4. Tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng

Táo bón lâu ngày còn có nguy cơ gây ung thư trực tràng. Do tính chất phân của người táo bón khô và cứng nên có nhiều độc tố và chất gây ung thư như: Acid deoxycholic, acid lithocholic và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của người bình thường. Thời gian phân nằm lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc trực tràng cũng là nguyên nhân dễ gây ung thư.

5. Tăng nguy cơ mắc viêm ruột thừa

Táo bón kéo dài làm ruột già bị suy yếu, giãn ra và có nguy cơ thủng ruột. Táo bón cũng làm tăng áp lực trong ruột khiến cho người bệnh dễ bị viêm ruột thừa.

Cần làm gì khi bị táo bón? 

Khi bị táo bón, điều đầu tiên bạn cần làm là uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và nước trái cây, sữa cũng giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày bằng cách tăng lượng rau củ quả trong các bữa ăn để giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón hiệu quả. Tuyệt đối không được nhịn đi vệ sinh, khi buồn cần phải đi ngay, bởi nhịn đại tiện sẽ tạo thành thói quen và khi phân ở lại trong đại tràng lâu sẽ bị đại tràng hút nước làm phân khô, cứng và gây ra táo bón. Với những trường hợp nặng, đã nhiều ngày không đi đại tiện được thì có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để cải thiện tình trạng táo bón sớm. 

Ngăn ngừa táo bón hiệu quả nhờ sản phẩm từ thiên nhiên 

Nắm rõ được mức độ nguy hiểm của táo bón lâu ngày có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ, các chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa khuyên bạn nên có biện pháp khắc phục táo bón ở trẻ càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng táo bón kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, rất nhiều chuyên gia đánh giá cao việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên giúp bổ sung chất xơ và lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón một cách hiệu quả, an toàn. Nổi bật trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh có chứa inulin - là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều nhất trong rễ cây rau diếp xoăn. Rau diếp xoăn có phần thân lá bên trên được dùng làm rau ăn rất ngon, phần rễ củ bên dưới được nghiên cứu và chiết xuất ra hoạt chất inulin. Hoạt chất này đã được chứng minh là chất xơ ăn kiêng có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột và hoạt động như một prebiotic, giúp ngăn ngừa và khắc phục chứng táo bón. Ngoài ra, trong y học Ấn Độ, rễ của rau diếp xoăn được dùng để chữa khó tiêu, chữa bệnh gan mật, sốt. Kết hợp với nhiều thành phần khác như: 

- Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột. 

- Lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

- Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. 

- Cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng nguy hiểm khi bé bị táo bón lâu ngày. Từ đó giúp bạn có biện pháp xử trí sớm tình trạng táo bón và cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc muốn tư vấn thêm, hãy để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé! 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline