Tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy và giải pháp khắc phục hiệu quả

Tiêu chảy là một trong những vấn đề sức khỏe mà nhiều người mắc phải. Bệnh có thể diễn ra từ tình trạng nhẹ, tạm thời đến đe doạ tính mạng. Trong một số trường hợp, không rõ nguyên nhân tiêu chảy nhưng bệnh có thể biến mất sau vài ngày. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể về bệnh và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa nhé!

Nguyên nhân tiêu chảy cấp tính

Tiêu chảy cấp tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân tiêu chảy cấp tính có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.

Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

Hầu hết nguyên nhân gây tiêu chảy là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nhiễm virus gây ra bệnh viêm dạ dày - ruột, ví dụ như virus rota và virus noro. Những loại vi khuẩn này có thể lây truyền từ người này sang người khác qua nhiều đường khác nhau. 

Những người bị ức chế miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu - chẳng hạn như sống chung với bệnh ung thư, HIV/AIDS hoặc người đã được cấy ghép nội tạng - có nhiều khả năng bị tiêu chảy do những đợt viêm dạ dày ruột. 

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn tích tụ chứa độc tố gây ra tiêu chảy kèm các triệu chứng như đau quặn bụng, sốt, nôn mửa và suy nhược cơ thể. 

Các triệu chứng này xuất hiện trong vòng 2-6 giờ sau khi ăn. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm là do vệ sinh kém, xử lý thực phẩm không đúng cách và bảo quản không đúng nhiệt độ.

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính

Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính

Khi bệnh tiêu chảy kéo dài vài tuần thì đó rất có thể là tiêu chảy mạn tính. Các nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính thường gặp là:

Bệnh lý đường tiêu hoá

Một số bệnh lý đường tiêu hoá dẫn đến tiêu chảy bao gồm:

  • Bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Cả hai đều có triệu chứng là tiêu chảy mạn tính gồm đau bụng, sụt cân và gây chậm lớn ở trẻ em.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây ra nhiều triệu chứng như chuột rút, đau bụng và thay đổi thói quen đi vệ sinh, có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.
  • Viêm túi thừa đại tràng xảy ra phổ biến ở người già gây ra đau bụng dưới - thường ở bên trái - đi kèm tiêu chảy, gai rét và sốt nhẹ.
  • Rối loạn tiêu hoá lâu ngày dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Chứng táo bón lâu ngày có thể dẫn đến tiêu chảy. Điều này xảy ra khi phân bị kết dính trong ruột, gây tắc một phần hoặc tình trạng đi ngoài không tự chủ xảy ra ở trẻ em. 
  • Bệnh Celiac là tình trạng phổ biến khi người mắc tiêu thụ sản phẩm chứa Gluten gây viêm ruột non. Những người mắc bệnh này có thể bị tiêu chảy cùng các triệu chứng kích bụng, đầy hơi, sụt cân.

Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính ở một số người. Lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa bò. Để dung nạp lactose cần một loại enzyme trong thành ruột non. 

Những người ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa nhưng không thể tiêu hoá hoàn toàn đường trong sữa dẫn đến bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc đau bụng. Một số trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, quấy khóc, không phát triển được do bẩm sinh thiếu men lactose. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm. 

khong-dung-nap-lactose-trong-sua-bo-gay-tieu-chay-man-tinh.jpg

Không dung nạp lactose trong sữa bò gây tiêu chảy mạn tính

Hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy và phân có mùi hôi. Bệnh xơ nang và viêm tuỵ có thể gây ra chứng kém hấp thu.

>>> XEM THÊM: Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em có NGUY HIỂM không?

Tác dụng phụ của thuốc

Tiêu chảy mạn tính có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Thuốc có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột, gây ra đau bụng và tiêu chảy. Một số loại thuốc phổ biến có thể gây ra bệnh này bao gồm: 

  • Hầu hết các loại thuốc kháng sinh như Cefpodoxime, Amoxicillin và Ampicillin,...
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm chứa chất ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRIs) và chất ức chế tái hấp thu Serotonin-noradrenaline.
  • Thuốc nhuận tràng có chứa Magie: Đôi khi nguyên nhân bị tiêu chảy do lạm dụng thuốc này trong thời gian dài.
  • Thuốc hoá trị để điều trị ung thư.

nhieu-nguoi-bi-tieu-chay-man-tinh-do-tac-dung-phu-cua-thuoc.jpg

Nhiều người bị tiêu chảy mạn tính do tác dụng phụ của thuốc

Lời khuyên giúp điều trị và phòng ngừa tiêu chảy

Tiêu chảy xảy ra ở mọi đối tượng, cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiêu chảy ở người lớn thường tự khỏi, nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Tiêu chảy đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì tình trạng mất nước diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là một số lời khuyên giúp điều trị và phòng ngừa tiêu chảy:

Điều trị tiêu chảy tại nhà 

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể tự điều trị trong các trường hợp tiêu chảy nhẹ tại nhà: 

  • Uống Oresol để thay thế nước hoặc chất điện giải bị mất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, sử dụng dung dịch bù điện giải có thể điều trị một cách an toàn và hiệu quả 90% trong số các trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể lựa chọn nước điện giải đã pha sẵn.
  • Sử dụng Berberin có tham khảo ý kiến của dược sĩ chuyên môn. Berberin được chiết xuất từ cây vàng đắng được biết đến như một kháng sinh thực vật giúp giải quyết tình trạng đi ngoài nhanh chóng.
  • Dùng men vi sinh để thiết lập lại hệ vi sinh khoẻ mạnh chống lại bệnh tiêu chảy. Trong đó lợi khuẩn Bacillus subtilis được nghiên cứu bởi Phòng TN Vi Sinh Công Nghệ Dược (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh) có thể điều trị tiêu chảy. Vi khuẩn Bacillus subtilis đã được chứng minh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do kháng sinh ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng kháng sinh.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa sơn tra (crataegus pinnatifida), hoài sơn (dioscorea persimilis), bạch truật,... giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Trong đó hoài sơn giúp trị chứng kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, viêm ruột mạn đồng thời giúp bổ tỳ vị kích thích trẻ ăn ngon hơn.

Hoài sơn giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện tiêu chảy

Hoài sơn giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện tiêu chảy

Chế độ sinh hoạt phòng ngừa tiêu chảy

Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiêu chảy, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt một cách lành mạnh: 

  • Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước canh nhằm cân bằng điện giải.
  • Thay đổi chế độ ăn uống. Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng thay vì chọn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc đồ chiên rán. Bạn có thể lựa chọn chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy: Chuối (Banana), gạo (Rice), sốt táo (Apple sauce), bánh mì nướng (Toasted Bread).
  • Cắt giảm lượng caffeine trong thực phẩm hàng ngày, tránh thức ăn và đồ uống có gas.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là bước quan trọng để ngăn ngừa tiêu chảy. 
  • Tiêm phòng vắc xin rotavirus cho trẻ sơ sinh trong những giai đoạn đầu đời.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách, ở nhiệt độ thích hợp. Loại bỏ đồ ăn hỏng, làm sạch và nấu chín thức ăn.
  • Lau chùi mặt bếp, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh thường xuyên.

Như vậy, các nguyên nhân gây tiêu chảy có thể bao gồm nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm, mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, gặp tác dụng phụ của thuốc,... Tiêu chảy có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn hoặc cũng có thể chuyển biến xấu hơn gây mất nước, sốc, co giật... Khi tình trạng diễn ra nhiều hơn một vài ngày, bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy cụ thể, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/158634#treatments 

https://www.verywellhealth.com/how-to-treat-diarrhea-1298246 

https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-diarrhea

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline