Tổng hợp tất cả những điều cần biết về tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nó thường diễn ra trong 1-2 ngày hoặc thậm chí là kéo dài và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin cần biết về bệnh tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy kéo dài xảy ra do nhiều nguyên nhân, điển hình là:

Chế độ ăn không đảm bảo gây tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn là một trong những yếu tố hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Ăn những thực phẩm ôi thiu, mất vệ sinh, chế độ ăn thất thường sẽ kích thích niêm mạc ruột gây tiêu chảy kéo dài.

Ngoài ra, một số người có thói quen ăn gỏi, rau sống, đồ tái,... rất dễ bị tiêu chảy. Khi ăn những thực phẩm này, các vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào đường ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Do đó, mọi người nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi hoặc chỉ ăn đồ chế biến sạch sẽ, vô trùng để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

an-do-an-tai-song-co-the-gay-ra-tieu-chay-keo-dai.webp

Ăn đồ ăn tái, sống có thể gây ra tiêu chảy kéo dài

Hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy liên tục

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh lý có liên quan đến rối loạn nhu động ruột. Người mắc phải hội chứng này thường bị táo bón hoặc tiêu chảy, kèm theo đau quặn bụng. Nếu triệu chứng của bệnh chủ yếu là tiêu chảy kéo dài thì nó được xếp vào hội chứng ruột kích thích. 

Tình trạng này xảy ra khi số lần nhu động ruột bị rối loạn trên 3 lần trong ngày. Tiêu chảy kéo dài ở bệnh nhân IBS nghiêm trọng hơn khi họ lo lắng, căng thẳng.

Viêm ruột gây tiêu chảy kéo dài

Viêm ruột là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến ruột non và đại tràng. Bệnh khiến khả năng hấp thu nước của ruột non và đại tràng giảm, gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, khi bị viêm ruột, nhu động ruột sẽ tăng lên. Điều này khiến bệnh nhân bị tiêu chảy liên tục. 

Không dung nạp lactose gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể thiếu hụt enzyme trong ruột có vai trò phân giải lactose. Đây là loại đường có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Với những người gặp phải tình trạng này, khi đưa lactose vào cơ thể, nó sẽ được các vi khuẩn đường ruột phân cắt thành acid béo chuỗi ngắn và khí. 

Một phần acid béo sẽ được hấp thu tại ruột. Phần còn lại sẽ cùng với lactose chưa được phân giải làm tăng lượng nước đưa vào đại tràng, gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tiêu chảy kéo dài do nguyên nhân này thường gặp ở trẻ em.

tre-em-khong-dung-nap-lactose-de-bi-tieu-chay-keo-dai-khi-uong-sua.webp

Trẻ em không dung nạp lactose dễ bị tiêu chảy kéo dài khi uống sữa

Tác dụng phụ của thuốc gây tiêu chảy kéo dài

Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên, kháng sinh còn diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột phát triển. Độc tố do vi khuẩn tiết ra gây viêm ruột và dẫn đến tiêu chảy kéo dài.

Các biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy kéo dài

Rất nhiều người chủ quan nghĩ rằng tiêu chảy kéo dài không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, theo CDC Hoa Kỳ, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ cao hơn cả sởi, sốt rét và AIDS kết hợp. 

Tiêu chảy kéo dài 2-4 tuần nếu được xử lý đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nếu chủ quan không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như hôn mê sâu, suy kiệt, trụy tim mạch, mất nước - điện giải. Nếu mất nước, điện giải mà không được bổ sung kịp thời có thể gây co giật, tổn thương não bộ, thậm chí tử vong.

Bị tiêu chảy kéo dài phải làm sao?

Tiêu chảy kéo dài nếu không điều trị sớm sẽ gây ra một loạt các biến chứng. Vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu gặp phải tình trạng tiêu chảy kéo dài, người bệnh nên được điều trị theo các phương pháp sau:

Bù nước, điện giải

Khi bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể thường mất nước và chất điện giải. Bổ sung nước, điện giải trong giai đoạn này là rất cần thiết. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Oresol để bù dịch. Trẻ em dưới 5 tuổi cần bổ sung thêm kẽm để điều trị tiêu chảy.

bu-nuoc-dien-giai-la-loi-khuyen-dau-tien-giup-dieu-tri-tieu-chay-keo-dai.webp

Bù nước, điện giải là lời khuyên đầu tiên giúp điều trị tiêu chảy kéo dài

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi của niêm mạc ruột và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy kéo dài nên lựa chọn những đồ ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Thực đơn cho người tiêu chảy cần có ngũ cốc, đạm thực vật, rau xanh, dầu thực vật,...

Bên cạnh đó, cần giảm lượng đường, muối bởi đây là những chất có thể làm tiêu chảy diễn biến nặng hơn. 

Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy kéo dài

Để điều trị tiêu chảy kéo dài hiệu quả cần phải xác định nguyên nhân và kiểm soát chúng. Với các trường hợp tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh. Một số kháng sinh hay được sử dụng là Tetracyclin, Norfloxacin, Ciprofloxacin,… Cần lưu ý chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng cốm vi sinh kiểm soát tiêu chảy kéo dài

Bạn nên kết hợp các biện pháp trên với việc sử dụng cốm vi sinh để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài có liên quan đến nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích. 

Nên chọn cốm vi sinh có chứa các lợi khuẩn (đặc biệt là lợi khuẩn Bacillus subtilis) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nó làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, phục hồi khả năng hấp thu ở niêm mạc ruột và phòng ngừa tiêu chảy tái phát.

Theo nghiên cứu tiến hành trên chuột của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Thảo và cộng sự năm 2014 cho thấy, bào tử Bacillus subtilis BS02 có khả năng điều trị tiêu chảy so với nhóm đối chứng không sử dụng. 

Nhà nghiên cứu Massimo MarzoratiPieter Van den Abbeele cùng cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của Bacillus subtilis đối với bệnh tiêu chảy. Kết quả cho thấy Bacillus subtilis là giảm tỷ lệ mắc và mức độ tiêu chảy do kháng sinh.

com-vi-sinh-chua-bacillus-subtilis-ho-tro-dieu-tri-tieu-chay-keo-dai.webp

Cốm vi sinh chứa Bacillus subtilis hỗ trợ điều trị tiêu chảy kéo dài

Những sai lầm khi chăm sóc bé bị tiêu chảy kéo dài

Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần tránh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài dưới đây:

  • Cho trẻ uống ít nước hoặc không cho uống nước vì lý do sợ tiêu chảy nặng hơn. Thực tế, nước không làm tình trạng tiêu chảy kéo dài trở nên nặng hơn. Tình trạng phân lỏng là do ruột kích thích và tăng tiết dịch ruột, không liên quan đến việc bổ sung nước trong cơ thể. Tiêu chảy liên tục khiến cơ thể bị mất nước nên cần phải bổ sung thêm nước. 
  • Một vài phụ huynh sử dụng mẹo cầm tiêu chảy nhanh như nước búp ổi, nước sắc vỏ măng cụt, các loại thuốc uống,... Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm. Bởi nó sẽ càng làm vi khuẩn gây bệnh và chất độc đọng lại trong ruột.
  • Tự ý sử dụng kháng sinh: Kháng sinh chỉ sử dụng khi nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn. Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài do sử dụng kháng sinh thì điều này sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Do vậy, chỉ dùng thuốc kháng sinh khi đã xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài là do vi khuẩn.
  • Cho trẻ ăn kiêng cữ quá mức: Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ tiêu chảy kéo dài chỉ nên cho ăn cháo trắng. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm bởi những phần ruột không bị tổn thương vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Vì thế cha mẹ vẫn cần bổ sung cho con nguồn thực phẩm dinh dưỡng và đa dạng.

>>> XEM THÊM: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, tránh ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Như vậy, tiêu chảy kéo dài xảy ra có thể do chế độ ăn, các bệnh lý đường ruột hay tác dụng phụ của thuốc. Để điều trị tiêu chảy kéo dài hiệu quả trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Lựa chọn sử dụng cốm vi sinh chứa thành phần lợi khuẩn Bacillus subtilis để cải thiện tình trạng tiêu chảy ở con là một lựa chọn an toàn và hợp lý. Nếu còn vấn đề thắc mắc hãy để lại thông tin và bình luận ở phía dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất.

Link tham khảo

https://www.healthline.com/health/diarrhea/chronic-diarrhea

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544337/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27357241/

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline