Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, tránh ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, tần suất trên 3 lần/ngày. Bé bị tiêu chảy thường biếng ăn và dễ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bố mẹ cần xây dựng chế độ ăn thích hợp cho bé. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Theo đó, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bình phục. Do vậy, việc lựa chọn thực phẩm cho bé rất cần được các mẹ quan tâm đúng mực. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên thêm vào thực đơn khi bé bị tiêu chảy.

Hoa quả tốt cho tiêu hóa

Một số loại quả tốt cho tiêu hóa dưới đây sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy:

Chuối giàu chất xơ hòa tan

Trong chuối chứa nhiều pectin - một loại chất xơ hòa tan có khả năng hấp thu chất lỏng dư thừa ở ruột. Do đó giúp cải thiện tình trạng mất nước do tiêu chảy.

Trong chuối còn có một loại chất xơ khác là inulin chứa nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường tiêu hóa. Chuối còn chứa một lượng lớn kali giúp bổ sung chất điện giải bị mất do tiêu chảy nhiều lần.

Với những đặc tính này, chuối được xem là loại trái cây ưu tiên lựa chọn khi trẻ bị tiêu chảy.

Việt quất giúp giảm bài tiết chất nhầy

Việt quất chứa hợp chất anthocyanin có đặc tính làm se niêm mạc và giảm kết dính các tế bào trong thành ruột, giảm bài tiết chất nhầy và chất lỏng. Hơn nữa, việt quất cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. 

Bạn có thể dùng việt quất ép lấy nước cho trẻ uống. Việc này có thể làm giảm đáng kể triệu chứng tiêu chảy của trẻ.

Táo giúp điều hoà hoạt động hệ tiêu hoá

Táo là một trong những loại quả chứa hàm lượng pectin cao nhất. Hợp chất này có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa.

Các mẹ có thể dùng táo để chế biến một số món ăn vừa ngon miệng lại hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu chảy như sinh tố táo, bánh táo,...

tao-chua-ham-luong-pectin-cao-co-tac-dung-dieu-hoa-hoat-dong-he-tieu-hoa.webp

Táo chứa hàm lượng pectin cao có tác dụng điều hòa hoạt động hệ tiêu hóa

Các loại rau tốt cho người bị tiêu chảy

Bổ sung một số loại rau dưới đây cũng giúp khắc phục triệu chứng tiêu chảy:

Cà rốt giúp tăng đề kháng đường ruột

Cà rốt có chứa hàm lượng pectin cao, có tác dụng làm se phân và giảm số lần tiêu chảy ở bé. Bên cạnh đó, cà rốt còn chứa nhiều vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho đường ruột.

Rau ngót chứa vitamin B giúp tiêu hoá thức ăn

Rau ngót là loại rau cung cấp đạm thực vật với hàm lượng khá cao, dễ hấp thu. Đặc biệt, rau ngót còn chứa nhiều vitamin B giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Các mẹ có thể chế biến cho bé món canh tôm rau ngót, canh thịt băm rau ngót.

Bột mì tinh chế giúp cải thiện tình trạng phân lỏng

Khi đường ruột của bé khỏe mạnh thì mẹ nên bổ sung các loại ngũ cốc thô. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nên lựa chọn thực phẩm từ bột mì, ngũ cốc tinh chế. Những loại thực phẩm này đã được loại đi lớp vỏ cám nên dễ tiêu hơn, giúp phân thành khuôn và giảm tần suất tiêu chảy. 

su-dung-bot-mi-tinh-che-giup-giam-tinh-trang-tieu-chay-dang-ke.webp

Sử dụng bột mì tinh chế giúp giảm tình trạng tiêu chảy đáng kể

Sữa chua có chứa lợi khuẩn đường ruột

Tiêu chảy sẽ khiến trẻ bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây khó khăn khi tiêu hóa thức ăn. Vì thế, ta cần phải bổ sung thêm vi khuẩn có lợi để giải quyết tình trạng này. Sữa chua chính là loại thực phẩm tuyệt vời giúp bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột. 

Trẻ bị tiêu chảy kiêng ăn gì cho đúng?

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa thì bạn cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy của trẻ.

Hạn chế ăn đồ chiên rán dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ sẽ kích thích làm tăng nhu động ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn. Vì vậy, khi bé bị tiêu chảy thì mẹ cần hạn chế các món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật,... để con nhanh chóng bình phục.

Hạn chế dùng sữa và các sản phẩm từ sữa

Khi bị tiêu chảy, lượng enzyme lactase trong cơ thể sẽ giảm đi. Lactase là enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa lactose - một loại đường có nhiều trong các sản phẩm từ sữa. Như vậy, khi bị tiêu chảy thì cơ thể sẽ khó tiêu hóa được sữa và các sản phẩm từ sữa. Mẹ nên tránh cho bé sử dụng.

be-bi-di-ngoai-lam-giam-kha-nang-tieu-hoa-sua-va-cac-san-pham-tu-sua.webp

Bé bị đi ngoài làm giảm khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm từ sữa


>>>XEM THÊM: Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì cho nhanh khỏi? Tìm hiểu ngay

Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo có thể thúc đẩy triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, ví dụ như các loại nước ngọt có gas, bánh ngọt, kem,… Do đó, bạn nên hạn chế cho bé ăn những loại sản phẩm này để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Không cho bé ăn các món chưa được nấu chín

Món ăn chưa được nấu chín có nguy cơ rất cao chứa các loại vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh đường ruột. Do vậy, khi bé bị tiêu chảy thì mẹ không nên cho bé ăn các món ăn như sushi, tiết canh, gỏi,...

Khi bé bị tiêu chảy thì nên dùng loại thực phẩm bổ sung nào?

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất giúp đẩy lùi tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Cùng với đó, các mẹ nên cho bé sử dụng thêm những thực phẩm bổ sung có mặt trên thị trường hiện nay.

Tiêu biểu là sản phẩm chứa các chứa thành phần dưới đây có tác dụng giảm tần suất tiêu chảy, giảm tình trạng đau bụng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bổ sung vi chất dinh dưỡng,...

  • Bacillus subtilis: Là một lợi khuẩn có vai trò quan trọng cho việc giữ ổn định sự cân bằng vi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thu, có khả năng cạnh tranh và ức chế tốt đối với các vi khuẩn gây hại khác. Một nghiên cứu tại Đại học Ghent, Bỉ cho thấy: Bacillus subtilis làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy do kháng sinh ở những bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh.
  • Inulin (Frutafit IQ): Có tác dụng điều hòa miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố vào biểu mô ruột, điều hòa sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Fructose Oligosaccharide (FOS): Có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn, từ đó giúp khôi phục lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Khoáng chất và vitamin: Giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng bị mất đi do tiêu chảy.
  • Các loại dược liệu như bạch truật, hoài sơn, sơn tra,... từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng để chữa bệnh tiêu hóa, kém ăn, suy nhược.

bacillus-subtilis-la-loi-khuan-co-vai-tro-can-bang-he-vi-sinh-duong-ruot.webp

Bacillus subtilis đóng vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy thế nào cho đúng?

Với bất kỳ chứng bệnh nào thì việc phòng ngừa luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu chẳng may trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ cũng cần có những lưu ý khi chăm sóc để bé nhanh chóng bình phục.

Các biện pháp phòng ngừa trẻ tiêu chảy

Chứng tiêu chảy hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Ăn uống, sinh hoạt bằng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Dạy bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tạo thành thói quen.
  • Sử dụng những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm Rotavirus.

giu-ve-sinh-ca-nhan-se-giup-phong-ngua-hieu-qua-chung-tieu-chay.webp

Giữ vệ sinh cá nhân sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả chứng tiêu chảy

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Nếu biết chăm sóc đúng cách thì trẻ sẽ mau chóng bình phục và tránh được nguy hiểm tiềm ẩn. Một số lưu ý chăm sóc trẻ bị tiêu chảy bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù lượng nước bị mất, tránh nguy cơ mất nước dẫn đến suy kiệt, hôn mê. Có thể bù nước và chất khoáng bằng oresol nhưng phải được chỉ dẫn bởi bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao đề kháng. Nên chế biến những món ăn dễ tiêu cho trẻ.
  • Nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Hướng dẫn bé ăn chậm nhai kỹ.
  • Nếu đã có những biện pháp can thiệp mà tình trạng tiêu chảy không giảm sau 2 – 3 ngày thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ thường rất lo lắng tìm cách khắc phục. Một trong những vấn đề được bố mẹ đặc biệt chú ý đó là “trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì?”. Chúng tôi hy vọng với bài viết trên, bố mẹ đã nắm được những loại thực phẩm con nên ăn và không nên ăn khi bị tiêu chảy.

Nếu vẫn còn những băn khoăn chưa được làm rõ thì đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi để nhận được những tư vấn, giải đáp hữu ích.

Tài liệu tham khảo

https://www.msdmanuals.com/professional/pediatrics/symptoms-in-infants-and-children/diarrhea-in-children

https://www.healthline.com/health/diarrhea/chronic-diarrhea

https://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-diarrhea-treatment

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000693.htm

Dược sĩ Đoàn Xuân

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline