Khó tiêu hóa là bệnh gì? Những điều bạn chưa biết!

Khó tiêu hóa là một trong những vấn đề bất thường hay gặp của hệ tiêu hóa. Đó có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa nhẹ nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý trầm trọng hơn như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết,... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp “tuốt tuồn tuột” những thông tin về chứng khó tiêu giúp bạn hiểu rõ về tình trạng này cũng như biện pháp xử trí, phòng ngừa hiệu quả nhất!

Khó tiêu hóa là gì?

Chứng khó tiêu hóa hay còn được biết đến với cái tên là khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, là cảm giác khó chịu hay đau ở phần phía trên của đường tiêu hóa. Chứng khó tiêu không phải là bệnh mà là tập hợp một nhóm các triệu chứng khác nhau như đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng và thường là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh ở tiêu hóa. Hầu như ai cũng đều phải trải qua các cảm giác đầy hơi, ậm ạch, ợ chua… nhiều lần trong đời.

Biểu hiện của chứng khó tiêu hóa là gì?

Biểu hiện thường gặp của chứng khó tiêu đó là: 

- Đầy hơi

- Buồn nôn và nôn

- Đau bụng

- Ợ hơi

- Cảm giác bỏng rát ở dạ dày

- Cảm giác ậm ạch, khó chịu ở bụng

- Cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường

- Có vị chua trong miệng

Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Chứng khó tiêu có thể chỉ là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa nhẹ có thể tự hết sau vài giờ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh tiềm ẩn khác nghiêm trọng hơn. Bởi vậy nếu khó tiêu kéo dài thường xuyên kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn hướng xử trí kịp thời:

- Nôn mửa nhiều hoặc có máu trong chất nôn

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Khó nuốt

- Tức ngực

- Vàng da, vàng mắt

- Khó thở

- Ợ nóng.

Nguyên nhân gây khó tiêu hóa là gì?

Khó tiêu được coi là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Một số bệnh có thể gây ra chứng khó tiêu đó là:

- Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): Là tình trạng khi axit dạ dày đi ngược lên thực quản gây kích ứng và thậm chí làm hư hại niêm mạc họng của bạn. 

- Luôn căng thẳng hoặc lo lắng quá mức

- Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị chứng khó tiêu

- Hội chứng ruột kích thích (IBS)

- Viêm dạ dày, thường là do Helicobacter pylori

- Loét dạ dày

- Ung thư dạ dày

- Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc như: Aspirin và nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid; estrogen và thuốc tránh thai; thuốc steroid; một số loại thuốc kháng sinh; thuốc tuyến giáp.

Những ai thường mắc phải chứng khó tiêu hóa?

Thực tế cho thấy, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn có mối quan hệ mật thiết với những vấn đề về tiêu hóa. Những người nghiện thuốc lá, uống rượu nhiều, ăn quá nhiều và quá nhanh, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi sẽ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng khó tiêu. 

Chữa khó tiêu hóa như thế nào? 

Các thuốc có thể được sử dụng để trị chứng khó tiêu đó là: Thuốc kháng sinh; thuốc điều hòa nhu động dạ dày, ruột; men tiêu hóa; men vi sinh; thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày;... Để có thể lựa chọn phương pháp chữa khó tiêu một cách hiệu quả nhất, các bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của bạn và cùng với một số xét nghiệm như nội soi, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm,... để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu của bạn là gì? Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. 

Phòng ngừa chứng khó tiêu hóa như thế nào?

Để phòng ngừa chứng khó tiêu hiệu quả, bạn cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp và áp dụng các biện pháp khắc phục sau để để đối phó với chứng khó tiêu:

- Không nên ăn quá nhiều, ăn lượng thức ăn phù hợp cho mỗi bữa.

- Tránh ăn quá muộn, quá nhiều buổi tối. 

- Tránh các thức ăn cay, béo có thể kích thích chứng ợ nóng.

- Nên ăn chậm.

- Bỏ hoặc giảm hút thuốc; 

- Hạn chế lượng cà phê, nước ngọt, và rượu.

- Giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

- Gặp bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc nếu chứng khó tiêu là do tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị các bệnh lý khác.

Hy vọng qua thông tin bài viết chia sẻ bạn đã có thêm những thông tin cần thiết về chứng khó tiêu. Và đừng quên sử dụng cốm BEBUGOLD mỗi ngày để cải thiện và ngăn ngừa chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa một cách hiệu quả nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc muốn tư vấn thêm, mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé! 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline