Tiêu hóa kém được hiểu là quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra chậm hơn do hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Khi hệ tiêu hóa kém, thức ăn không được chuyển hóa hoàn toàn dẫn đến ứ đọng tại dạ dày, gây đầy hơi, chướng bụng, táo bón hay tiêu chảy…. Do vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để có một hệ tiêu hóa tốt hơn.
Hệ tiêu hóa kém phải làm sao?
Tiêu hóa kém có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân như căng thẳng, thói quen ăn uống không khoa học, bị nhiễm khuẩn hoặc do bệnh lý của cơ thể. Khi đã xác định được chính xác nguyên nhân thì bạn có thể áp dụng những cách làm dưới đây:
Thư giãn giúp giảm tình trạng tiêu hóa kém
Áp lực trong công việc, học tập kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, bất an, khiến cơ thể suy nhược. Điều này cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Theo các nhà khoa học, bạn có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa kém bằng cách giảm căng thẳng, tập thể dục, thiền, yoga, đi dạo,...
“Khốn khổ” vì tiêu hóa kém - Làm sao để khắc phục hiệu quả đây?
Thay đổi thói quen ăn uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Chế độ dinh dưỡng không khoa học như khẩu phần ăn ít chất xơ, hay tiêu thụ đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,... đều ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày. Điều này làm quá trình tiêu hóa bị cản trở, dẫn đến kém tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Khi đó, bạn nên làm những việc như:
- Tạo thói quen ăn chậm, nhai kỹ và hạn chế nằm luôn ngay sau khi ăn. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: Ngũ cốc, rau xanh, quả tươi,...
- Giảm tạo khí trong đường tiêu hóa: Các hoạt động như nhai kẹo cao su, uống nước có ga hay ăn quá nhanh có thể khiến lượng khí đi vào hệ tiêu hóa nhiều hơn bình thường. Điều này gây đầy bụng và khó chịu cho dạ dày, vì vậy bạn cần hạn chế chúng.
- Chia nhỏ bữa ăn: Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa, từ đó tình trạng kém tiêu sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
>>>XEM THÊM: NOTE NGAY: Thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Lối sống lành mạnh giúp đem đến một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Vận động nhẹ nhàng với các hoạt động như đạp xe, chạy bộ có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng kém tiêu.
Giải quyết các bệnh lý gây ra tiêu hóa kém
Một số vấn đề sức khỏe như bệnh celiac gây viêm niêm mạc và teo nhung mao ruột dẫn đến làm giảm hấp thu hầu hết các chất. Người bệnh xơ gan, viêm tụy, thiếu lactase,... không có đủ men tiêu hóa cũng dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém.
Nếu nguyên nhân dẫn đến tiêu hóa kém là do bệnh lý thì bạn cần phải điều trị tận gốc căn nguyên, có như vậy thì sức khỏe hệ tiêu hóa mới cải thiện được.
Bổ sung men vi sinh và men tiêu hóa
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đường ruột có thể gây nên những tổn thương tạm thời ở lông mao và vi lông mao. Nếu đây là nguyên nhân dẫn đến tiêu hóa kém thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Bổ sung men tiêu hóa: Men tiêu hóa sẽ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt men.
- Bổ sung men vi sinh: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm dạng cốm bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là chủng Bacillus subtilis. Bacillus subtilis là một lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế các vi khuẩn gây hại, từ đó giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành, trong đó một nghiên cứu vào năm 2015 tại Pháp đã chứng minh được lợi ích của vi khuẩn Bacillus subtilis trong việc kích thích và nâng cao phản ứng miễn dịch.
Sử dụng các thực phẩm bổ sung chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa, vi chất dinh dưỡng và dược liệu tốt cho tiêu hóa,...
- Ví dụ như chất xơ hòa tan Fructose Oligosaccharide đã được khoa tiêu hóa, khoa dinh dưỡng điều dưỡng của Nhật Bản chứng minh có thể cải thiện hệ vi sinh đường tiêu hóa và tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột.
- Các loại dược liệu như hoài sơn, bạch truật, sơn tra từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng để điều trị các chứng bệnh do tiêu hóa kém gây ra như tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa ợ chua, đầy bụng.
- Bổ sung khoáng chất và vitamin là điều cần thiết vì những người tiêu hóa kém rất dễ bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Bổ sung men tiêu hóa là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng kém tiêu
Người có hệ tiêu hóa kém nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa. Vậy người bị tiêu hóa kém cần có những lưu ý gì trong chế độ ăn?
Người tiêu hóa kém nên ăn gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Dưới đây là những nhóm thực phẩm bạn nên ăn khi bị tiêu hóa kém:
- Rau xanh: Chất xơ rất tốt cho hoạt động tiêu hóa. Đặc biệt trong trường hợp bị tiêu hóa kém thì việc bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn lại càng cần thiết. Một nguồn cung cấp chất xơ vô cùng dồi dào và quen thuộc đó là các loại rau xanh. Bạn có thể dễ dàng bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.
- Sử dụng gừng: Gừng là vị dược liệu có tác dụng làm giảm đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể sử dụng gừng trong các món ăn hoặc làm trà gừng để uống.
- Chất béo không bão hòa: Loại chất béo này rất tốt cho cơ thể, chúng giúp hấp thụ các loại vitamin tan trong hầu và phối hợp với chất xơ kích thích nhu động ruột.
- Hoa quả: Bên cạnh rau xanh thì trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào. Ngoài ra, trái cây còn giúp bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Một số loại trái cây tốt cho tiêu hóa bạn nên ăn như: Đu đủ, táo, chuối,...
- Ngũ cốc: Ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm bổ sung chất xơ rất tốt.
- Thực phẩm lên men: Những thực phẩm lên men như sữa chua, bánh mì bột chua, dưa muối,... chứa một lượng vi khuẩn nhất định, thường có lợi cho hệ tiêu hóa. Do vậy, kết hợp những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tiêu hóa.
Xây dựng chế độ ăn khoa học là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi tình trạng tiêu hóa kém
Người tiêu hóa kém không nên ăn gì?
Cùng với những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như đã nêu ở trên thì cũng có những thực phẩm cần tránh để hạn chế nguy cơ dẫn đến tình trạng đầy hơi, ợ chua và tiêu chảy như:
- Chất làm ngọt nhân tạo.
- Đồ uống có ga hoặc nhiều đường.
- Carbohydrate tinh chế, ví dụ như bánh mì trắng.
- Rượu và đồ uống có cồn.
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, như pho mát và kem.
- Cà phê và đồ uống có chứa caffeine.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như các món xào, món chiên rán.
- Thức ăn cay, ví dụ như kim chi, cà ri.
Những loại đồ ăn mà người tiêu hóa kém nên tránh sử dụng
Tiêu hóa kém là bệnh lý đường tiêu hóa khá biến, có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Nếu tìm ra được chính xác nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục kịp thời thì hệ tiêu hóa sẽ sớm khỏe mạnh trở lại.
Chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích có thể giúp bạn đọc tìm được hướng giải quyết cho tình trạng tiêu hóa kém. Nếu bạn đọc vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp thì có thể để lại thông tin để chúng tôi liên hệ giải đáp.
Nguồn tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325822#relax
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596#foods-that-help-digestion
https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/milk-and-dairy-nutrition/