“Điểm danh” 5 triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn điển hình

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, đặc biệt ở những người có thói quen sinh hoạt không điều độ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà rối loạn tiêu hóa sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích các nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng bệnh sớm nhất.

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn là gì?

Hệ tiêu hóa là một hệ thống khá phức tạp được kéo dài từ miệng tới hậu môn. Thông thường, hệ tiêu hóa có nhiệm vụ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn được đưa vào từ miệng cũng như loại bỏ các chất thải ra ngoài theo đường hậu môn. Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, với các triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện,... 

Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên bệnh lại khiến cho những ai gặp phải tình trạng này cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, tinh thần hay công việc hằng ngày.

5 triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn điển hình 

Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường rất dễ để nhận biết. Dưới đây là 5 triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình nhất, bao gồm:

Cảm thấy đầy hơi, chướng bụng 

Bạn luôn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, căng tức, khó tiêu như vừa ăn no, ậm ạch và khó chịu dù bạn chưa ăn uống gì nhiều. Một số biểu hiện kèm theo bao gồm ợ hơi, ợ chua, miệng hôi như người bị bệnh dạ dày và hay đánh rắm.

Hay có cảm giác đau bụng

Đau bụng không chỉ là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa mà còn là của nhiều bệnh đường tiêu hóa khác. Người lớn bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường cảm thấy những cơn đau bụng phía bên trái hay xung quanh vùng bụng. Đó có thể là cảm giác đau âm ỉ, lâm râm hoặc đau nhói từng cơn, đau dữ dội, quằn quại như dao cắt tùy theo cơ địa, mức độ và nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng không chỉ là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa mà còn là của nhiều bệnh đường tiêu hóa khác

Đau bụng không chỉ là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa mà còn là của nhiều bệnh đường tiêu hóa khác

Táo bón, tiêu chảy 

Rối loạn tiêu hóa ở người lớn gây ra những rối loạn trong vấn đề đại tiện, người bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên táo bón và tiêu chảy thất thường. Đây cũng là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người lớn điển hình để phân biệt rối loạn tiêu hóa với các tình trạng bệnh khác.

Nếu để tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người lớn kéo dài, bạn có thể gặp những tổn thương về hậu môn do táo bón hay đau bụng liên tục, cảm thấy mệt mỏi hay tinh thần suy nhược.

Bị mất cảm giác ngon miệng

Đối với những người lớn bị rối loạn tiêu hóa, bạn sẽ không còn cảm thấy ngon miệng như mọi ngày mà thay vào đó là miệng của bạn luôn đắng ngắt. Hậu quả là khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và không muốn ăn.

Cảm thấy buồn nôn và nôn 

Tình trạng buồn nôn và nôn cũng là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa mà nhiều người có thể gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả, thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn làm cho thức ăn bị trào ngược lên trên gây ra tình trạng nôn mửa.

>>> XEM THÊM: Ăn gì chữa táo bón nhanh, hiệu quả? Lời khuyên từ chuyên gia

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở người lớn như thế nào?

Nếu không được phát hiện sớm và có phương án điều trị triệt để, rối loạn tiêu hóa ở người lớn kéo dài sẽ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn cũng như là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác của đường tiêu hóa. Vì vậy, khi bạn nhận thấy mình có các triệu chứng trên, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa ngay tại nhà.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đảm bảo vệ sinh

Một chế độ ăn hợp lý, hiệu quả sẽ cần đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất. Ăn đúng bữa, đủ bữa. Hạn chế ăn những đồ ăn hàng quán lề đường, đồ đông lạnh để tránh rối loạn tiêu hóa ở người lớn do nhiễm khuẩn gây ra.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế đồ ăn chứa nhiều mỡ và đồ ngọt cũng như không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay đồ uống có ga. Bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày giúp tăng chất xơ cũng như tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển. Một số thực phẩm rau củ hay ngũ cốc có thể kể đến như: chuối, táo, sữa chua, yến mạch hay gừng,...

Bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày

Bổ sung thêm các loại hoa quả, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh  

Một số chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Luyện tập thể thao thường xuyên, tăng cường vận động vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, kích thích cảm giác đói giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Đây cũng là một phương pháp vừa giúp bạn cải thiện rối loạn tiêu hóa ở người lớn tại nhà đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với những người làm văn phòng ít vận động.

Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn ngủ điều độ, tránh căng thẳng, stress và thức khuya kéo dài để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bổ sung lợi khuẩn và các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa 

Bổ sung lợi khuẩn và các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa là một trong những phương pháp được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Phương pháp này giúp bổ sung trực tiếp và nhanh nhất số lượng lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa. Từ đó giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng cũng như cải thiện và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Một trong những sản phẩm tiêu biểu được đánh giá cao và sản xuất, phân phối bởi công ty uy tín, chất lượng là men vi sinh chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis. Đây là lợi khuẩn có khả năng sinh sản và cạnh tranh tốt với các hại khuẩn có trong hệ tiêu hóa, được phối hợp cùng với các chất xơ hòa tan như FOS, inulin cùng với các dược liệu quý như cao bạch truật, cao hoài sơn, cao sơn tra giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng và cải thiện hiệu quả các triệu chứng như: Đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, chán ăn,... do rối loạn tiêu hóa gây ra. Sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis đã được nghiên cứu lâm sàng tại một trường mầm non ở Bắc Giang. Kết quả chỉ ra: 100% không có tác dụng phụ, 84% cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, 77% cải thiện dinh dưỡng, 68% trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Bacillus subtilis là lợi khuẩn có khả năng sinh sản và cạnh tranh tốt với các hại khuẩn có trong hệ tiêu hóa

Bacillus subtilis là lợi khuẩn có khả năng sinh sản và cạnh tranh tốt với các hại khuẩn có trong hệ tiêu hóa

Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết trong việc phát hiện sớm và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa một cách hiệu quả và an toàn. Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người lớn hay muốn được tư vấn thêm. Bạn hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.

 

Nguồn:

https://www.tanner.org/the-scope/6-common-digestive-disorders

https://www.medicalnewstoday.com/articles/list-of-digestive-disorders#types

https://www.healthgrades.com/right-care/digestive-health/10-common-digestive-disorders

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline