Tổng hợp những vấn đề bạn cần biết về loạn khuẩn đường ruột

Hệ vi sinh vật trong đường ruột đóng vai trò quan trọng. Tuy vậy, do một số tác động, tình trạng loạn khuẩn đường ruột xảy ra và ảnh hưởng đến người bệnh. Vậy nếu bạn đang thắc mắc loạn khuẩn đường ruột là gì? Các cách điều trị, phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột như thế nào? Bài viết chi tiết về loạn khuẩn đường ruột sau đây sẽ giải đáp cho bạn.

Loạn khuẩn đường ruột là gì?

Loạn khuẩn đường ruột (Dysbiosis) là tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Hay có thể hiểu rằng, đây là tình trạng hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng. Trong đường ruột của bạn có đến hàng tỷ loại vi sinh vật khác nhau, chúng tạo thành “hệ vi sinh đường ruột”. Hệ này bao gồm các loại vi khuẩn, nấm, vi khuẩn cổ và động vật nguyên sinh, virus.

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng chúng có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch, sức khỏe của niêm mạc ruột và ruột.

loan-khuan-duong-ruot-co-the-xay-ra-o-bat-ky-doi-tuong-nao.webp

Loạn khuẩn đường ruột có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Loạn khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Loạn khuẩn đường ruột không nguy hiểm nếu được phát hiện và cân bằng hệ vi sinh kịp thời. Tuy vậy, nếu sự rối loạn này diễn ra quá lâu và không được khắc phục sẽ có thể góp phần gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng khác như sau:

  • Bệnh lý đường ruột: Bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac, hội chứng ruột rò rỉ, bệnh candida (nhiễm trùng nấm men), viêm đại tràng, ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng.
  • Béo phì, bệnh lý về gan.
  • Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim hoặc bị suy tim.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm cột sống dính khớp.
  • Chàm thể tạng hoặc các bệnh lý về da khác.
  • Bệnh Parkinson, chứng mất trí nhớ khởi phát muộn.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột

Triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và người lớn sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:

Triệu chứng chung: Dấu hiệu của loạn khuẩn đường ruột là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bao gồm những dấu hiệu như:

  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Đau quặn bụng, đi ngoài có chất nhầy trong phân.
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc cả 2 tình trạng diễn ra đan xen nhau.
  • Nhạy cảm với thức ăn, chán ăn, hôi miệng kéo dài.
  • Ngứa âm đạo, trực tràng, đau ngực, mệt mỏi, phát ban, khó tập trung, lo lắng, trầm cảm.

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh: Ở trẻ sơ sinh, loạn khuẩn đường ruột có thể gây ra tình trạng phân sống, phân lỏng. Trong phân có thể xuất hiện một ít máu. Trẻ có thể bị sốt nhẹ.

Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn: Ở người lớn thường bao gồm các triệu chứng chung của loạn khuẩn đường ruột. Ngoài ra có thể kèm buồn nôn hoặc nôn mửa.

nguoi-bi-loan-khuan-duong-ruot-co-the-thay-chuong-bung-dau-quan-bung.webp

Người bị loạn khuẩn đường ruột có thể thấy chướng bụng, đau quặn bụng

Loạn khuẩn đường ruột được chẩn đoán như thế nào?

Khi xuất hiện những triệu chứng loạn khuẩn đường ruột trên, bạn nên tiến hành thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng loạn khuẩn chính xác hơn. Những xét nghiệm được thực hiện có thể bao gồm:

  • Kiểm tra axit hữu cơ qua mẫu nước tiểu: Xác định nồng độ vi khuẩn được thải ra khỏi ruột.
  • Phân tích phân tiêu hóa toàn diện (CDSA): Phân tích sâu về số lượng vi khuẩn (cả xấu và tốt) và vi khuẩn gây bệnh trong ruột.
  • Kiểm tra hơi thở bằng hydro: Đánh giá xem liệu vi khuẩn trong ruột của bạn có phát triển quá mức hay không.
  • Sinh thiết: Được thực hiện bằng cách lấy một mẫu nhỏ của mô ruột để đánh giá mức độ vi khuẩn có trong đó.

Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột

Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột chính là sự mất cân bằng vi sinh vật. Cụ thể:

  • Sự mất cân bằng này có thể bao gồm sự gia tăng vi khuẩn tại ruột non.
  • Sự thay đổi tỷ lệ vi khuẩn tốt và vi khuẩn gây bệnh.
  • Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn từ đại tràng. 

Sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn này. Ví dụ như:

  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít chất xơ, thiếu chất dinh dưỡng hoặc chứa nhiều chất độc hại.
  • Sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích thường xuyên.
  • Áp lực tâm lý, căng thẳng thường xuyên khiến ruột, dạ dày co bóp, nhu động ruột lúc này bị giảm, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và hệ vi sinh đường ruột.

mat-can-bang-he-vi-sinh-la-nguyen-nhan-chinh-cua-loan-khuan-duong-ruot.webp

Mất cân bằng hệ vi sinh là nguyên nhân chính của loạn khuẩn đường ruột

Điều trị và phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột

Các phương pháp được lựa chọn điều trị loạn khuẩn đường ruột hiện tại bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, cấy ghép hệ vi sinh trong phân. Ngoài ra, để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung lợi khuẩn từ bên ngoài.

Cách điều trị loạn khuẩn đường ruột

Hội chứng loạn khuẩn đường ruột có thể được điều trị từ 10 – 14 ngày bằng thuốc kháng sinh theo đường uống. Cách này được áp dụng cho cả trường hợp rối loạn vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí.

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng theo chu kỳ, tùy thuộc vào tác dụng của thuốc và tần suất tái phát của bệnh Các loại thuốc, liều dùng thường được sử dụng như sau:

  • Tetracyclin: 250mg/ngày.
  • Amoxicillin hoặc Clavulanic acid: 250 – 500mg/ngày.
  • Cephalexin: 250mg/lần, ngày 2 lần.
  • Trimethoprim/Sulfamethoxazole: 160/800mg/lần, ngày 2 lần.
  • Metronidazole: 250 – 500mg/ngày, chia 3 – 4 lần uống.
  • Rifaximin: 400 – 550mg/lần, 2 lần/ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể được thực hiện cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân (FMT). Tuy vậy, phương pháp này vẫn đang còn nhiều sự tranh cãi khác nhau và chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết.

Phòng ngừa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Bên cạnh các phương pháp điều trị loạn khuẩn đường ruột trên, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung lợi khuẩn. Những yếu tố này sẽ giúp phòng ngừa rối loạn vi khuẩn đường ruột tốt hơn. Bao gồm:

Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày giúp hệ vi sinh khỏe mạnh

Hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng lớn bởi chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp để giúp hệ vi sinh vật này khỏe mạnh hơn. Cụ thể:

  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ các loại vitamin như vitamin nhóm B (đặc biệt là B6, B12), đầy đủ canxi, magie, kẽm, beta-caroten.
  • Nên bổ sung vào chế độ ăn các loại rau xanh, đặc biệt rau đậm màu. Uống đủ nước hàng ngày.
  • Hạn chế ăn thịt đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, các loại carbohydrate có trong bánh mì, ngô, yến mạch. Bạn nên hạn chế một số loại trái cây có tính axit cao, thực phẩm chứa nhiều đường mía,…

can-bang-dinh-duong-se-giup-ho-tro-giam-loan-khuan-duong-ruot.webp

Cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ giảm loạn khuẩn đường ruột

Thay đổi lối sống

  • Tránh thức khuya, cố gắng không để bản thân căng thẳng quá mức, kiểm soát cân nặng, thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
  • Nên hạn chế lạm dụng các loại thuốc khác sinh, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tập luyện thể dục phù hợp. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, các bài tập yoga, thiền có thể giúp cải thiện hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Những bộ môn này sẽ giúp tăng lưu lượng máu giữa não bộ và ruột, giảm các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột.

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Probiotics và Bacillus subtilis là 2 nguồn lợi khuẩn bạn có thể bổ sung từ thực phẩm, cốm vi sinh, sữa chua khá dễ dàng. Trong đó:

Bacillus subtilis: Là một lợi khuẩn có ích giúp ức chế được các loại vi khuẩn có hại khác, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt, khi kết hợp với những loại thảo dược khác như bạch truật, hoài sơn, sơn tra sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất men tiêu hóa, giảm được các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng hiệu quả.

Probiotics: Đây cũng là một lợi khuẩn đem lại nhiều tác động tích cực cho hệ vi sinh đường ruột.

Loạn khuẩn đường ruột nói riêng và những bệnh lý đường ruột khác ngày càng phổ biến, tác động nghiêm trọng hơn đến sức khỏe người mắc. Do đó, để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột, hãy áp dụng ngay các phương pháp được nhắc đến trong bài viết này.

nguoi-bi-loan-khuan-duong-ruot-nen-bo-sung-them-loi-khuan-bacillus-subtilis.webp

Người bị loạn khuẩn đường ruột nên bổ sung thêm lợi khuẩn Bacillus subtilis

Tuy nhiên, đây chỉ là bài viết mang tính chất tham khảo về rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Bạn có thể để lại số điện thoại, câu hỏi nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng này. Đội ngũ dược sĩ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn.

Tham khảo

https://www.healthline.com/health/digestive-health/dysbiosis#prevention

https://www.verywellhealth.com/what-is-intestinal-dysbiosis-1945045

https://sfamjournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/jam.14661

https://care.diabetesjournals.org/content/37/8/2343

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32277534/

https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-is-dysbiosis

https://www.news-medical.net/health/Dysbiosis-Diagnosis.aspx

https://www.jnmjournal.org/journal/view.html?uid=1636&vmd=Full&

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline