Táo bón là bệnh gì? Đọc ngay để biết cách phòng ngừa nhé!

Táo bón là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Táo bón là tình trạng khá phổ biến hiện nay, thường không nghiêm trọng, nhưng nếu táo bón lâu ngày không điều trị thì đó có thể là một dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý nào đó hoặc có thể biến chứng sang bệnh lý khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc phải. 

Táo bón là bệnh gì? 

Táo bón là bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, táo bón không phải là bệnh mà là một triệu chứng, là vấn đề khá phổ biến của hệ tiêu hóa với biểu hiện phân cứng, khó đào thải ra ngoài. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra do đại tràng đã hấp thụ quá nhiều nước từ thức ăn khi di chuyển qua đoạn ruột này. Thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa càng chậm, đại tràng sẽ hấp thụ càng nhiều nước, khiến phân trở nên khô và cứng. Điều này xảy ra khiến việc đi đại tiện của bạn trở nên khó khăn, phải rặn mạnh khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn bình thường. 

Triệu chứng táo bón là gì?

Đi đại tiện 1 lần/ ngày là bình thường nhưng nếu bạn không đi đại tiện hàng ngày thì đó có thể là dấu hiệu của táo bón và nếu ít hơn 3 lần/ tuần thì bạn đã bị táo bón rồi đấy! Ngoài ra, bạn cũng có thể bị táo bón nếu có ít nhất 2 dấu hiệu sau đây: 

- Phân cứng

- Căng thẳng quá mức trong các lần đi đại tiện

- Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần

- Có cảm giác tắc nghẽn ở trực tràng

- Cần phải sử dụng thao tác bằng tay để hỗ trợ đào thải phân ra ngoài.

- Đau bụng 

- Có thể có máu trong phân 

Nguyên nhân gây táo bón là gì?

Táo bón xảy ra khi đại tràng hấp thụ quá nhiều nước. Điều này có thể xảy ra nếu các cơ trong đại tràng co thắt chậm hoặc kém, khiến phân di chuyển quá chậm và mất nhiều nước hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: 

- Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.

Những người có chế độ ăn ít chất xơ có khả năng cao bị táo bón.

- Không hoạt động thể chất.

Người không hoạt động thể chất thường xuyên, ít vận động thường dễ bị táo bón. Người lớn tuổi thường bị táo bón do nguyên nhân này. Đối với những người đã nằm liệt giường, có lẽ trong vài ngày hoặc vài tuần, nguy cơ bị táo bón của họ tăng lên đáng kể. Các chuyên gia không chắc chắn tại sao, tuy nhiên một số người tin rằng hoạt động thể chất giúp cho sự trao đổi chất trong cơ thể tăng lên, làm cho các quá trình trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, điều này cũng giúp đại tràng co thắt tốt hơn, đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. 

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Giảm đau gây nghiện, thuốc chống trầm cảm,... 

- Sữa: Một số người bị táo bón khi họ tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Hội chứng ruột kích thích: Những người bị bệnh này sẽ thường xuyên bị táo bón 

- Thay đổi trong lối sống

- Mang thai 

- Bệnh về đại tràng và trực tràng, chẳng hạn như tắc nghẽn đường ruột hoặc có túi thừa.

- Thường xuyên sử dụng hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng.

- Rối loạn nội tiết, chẳng hạn như tuyến giáp kém hoạt động.

- Vết nứt hậu môn và trĩ mà có thể kích thích co thắt cơ thắt hậu môn.

- Mất muối qua nôn mửa hoặc tiêu chảy.

- Chấn thương tủy sống, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến ruột.

- Ở trẻ em, táo bón có thể là dấu hiệu của bệnh Hirschsprung, một tình trạng bẩm sinh là kết quả từ thiếu tế bào thần kinh trong ruột kết (đại tràng).

Điều trị táo bón như thế nào?

Trong phần lớn các trường hợp, táo bón tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, táo bón sẽ rất hay tái phát, bởi vậy để có thể ngăn chặn tình trạng này bạn cần thay đổi lối sống như tập thể dục nhiều hơn, ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước hơn. Với một số trường hợp nặng hơn, nếu không thể đi đại tiện được trong nhiều ngày, thuốc nhuận tràng sẽ điều trị thành công hầu hết các trường hợp táo bón, nhưng nên được sử dụng cẩn thận và chỉ khi cần thiết, tuyệt đối không được lạm dụng loại thuốc này. 

Bổ sung chất xơ – giải pháp mới giúp ngăn chặn táo bón hiệu quả

Điều quan trọng nhất trong điều trị và phòng ngừa táo bón là phải hiểu nguyên nhân gây táo bón là gì? Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây táo bón phần lớn là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thiếu chất xơ. Bởi vậy, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ kết hợp với một số biện pháp thay đổi về chế độ sinh hoạt cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn và cải thiện táo bón một cách hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về dòng sản phẩm vừa giúp bổ sung chất xơ vừa giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Và inulin - là một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy nhiều nhất trong rễ cây rau diếp xoăn. Rau diếp xoăn có phần thân lá bên trên được dùng làm rau ăn rất ngon, phần rễ củ bên dưới được nghiên cứu và chiết xuất ra hoạt chất inulin. Hoạt chất này đã được chứng minh là chất xơ ăn kiêng có tác dụng kích thích chức năng dạ dày – ruột và hoạt động như một prebiotic. Ngoài ra, trong y học Ấn Độ, rễ của rau diếp xoăn được dùng để chữa khó tiêu, chữa bệnh gan mật, sốt. Fructose oligosaccharide (FOS) thường được dùng để điều trị táo bón, ngăn ngừa tiêu chảy và cũng có tác dụng như prebiotic – giúp tạo môi trường nuôi dưỡng lợi khuẩn, làm tăng số lượng men vi sinh trong đường ruột. 

- Các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên; giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. 

- Cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị táo bón và có câu trả lời cho câu hỏi táo bón là bệnh gì. Đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức về cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, an toàn và hiệu quả! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline