Trẻ đau bụng buồn nôn không đi ngoài được và cách khắc phục

Trẻ đau bụng buồn nôn không đi ngoài được là do dạ dày bị viêm, rối loạn hệ tiêu hoá hoặc tắc ruột non. Việc xử trí sớm sẽ giúp bé khoẻ mạnh hơn. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và có biện pháp khắc phục hiệu quả cho chứng bệnh này ở trẻ, chúng ta hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng buồn nôn không đi ngoài được

Đau bụng buồn nôn không đi ngoài được là một tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Hiện tượng này có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như rối loạn tiêu hoá, tắc ruột non hoặc viêm dạ dày ở trẻ nhỏ. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm mặt những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được ở trẻ: 

Trẻ bị viêm dạ dày cấp và mạn tính 

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị đau bụng buồn nôn kèm triệu chứng khó đi ngoài có thể xuất phát từ căn bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính. Tình trạng này thường xảy ra do trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chấn thương dạ dày, rối loạn tự miễn hoặc dùng thuốc steroid kéo dài. 

Khi bị viêm dạ dày cấp hoặc mạn tính, ngoài triệu chứng đau bụng buồn nôn, trẻ còn có một số biểu hiện đáng chú ý khác sau đây: 

  • Đầy bụng hoặc căng cứng bụng, nhất là sau khi ăn xong. 
  • Nôn mửa, thậm chí nôn ra máu. 
  • Khó tiêu. 
  • Phân có màu hắc ín. 
  • Cảm thấy nóng rát hoặc đau khi ấn tay vào dạ dày. 
  • Trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn. 
  • Hôi miệng. 
  • Trẻ thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi và kém năng động hơn thường ngày. 

viem-da-day-la-nguyen-nhan-pho-bien-khien-tre-dau-bung-buon-non-khong-di-ngoai-duoc-.webp

Viêm dạ dày là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đau bụng buồn nôn không đi ngoài được 

Tắc ruột non khiến trẻ đau bụng

Tắc ruột non được xem là nguyên nhân phổ biến khác gây đau bụng buồn nôn không đi ngoài được ở trẻ. Tắc ruột non xảy ra khi toàn bộ hoặc một vị trí nhất định trong ruột non của trẻ bị tắc nghẽn và làm cản trở thức ăn đi vào đường tiêu hoá. Ngoài tác nhân trên, bệnh tắc ruột non ở trẻ cũng có thể xảy ra do sự nhiễm trùng, mô sẹo sau phẫu thuật, bệnh túi thừa hoặc bệnh viêm ruột. 

Khi bị tắc ruột non, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình như đau bụng xung quanh rốn, kèm theo nôn trớ, sốt, mất nước, tăng nhịp tim hoặc táo bón nặng. Nếu không được điều trị sớm, các bộ phận mô ruột có thể bị phá huỷ hoặc hoại tử, từ đó dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu đáng chú ý trên, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.  

Rối loạn chức năng hệ tiêu hoá

Đôi khi, trẻ bị đau bụng buồn nôn không đi ngoài được là do chức năng của hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả. Một số rối loạn tiêu hoá phổ biến ở trẻ thường bao gồm chứng khó tiêu chức năng hoặc hội chứng ruột kích thích. 

Nhìn chung, tình trạng rối loạn chức năng hệ tiêu hoá ở trẻ thường dẫn đến các triệu chứng như đau bụng buồn nôn, đầy hơi, chuột rút, táo bón hoặc khó đi ngoài. Theo nghiên cứu cho biết, hiện tượng rối loạn chức năng đường tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dưới 16 tuổi. Một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến vấn đề này có thể liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống, rối loạn hệ miễn dịch hoặc rối loạn chức năng thần kinh cơ. 

tre-bi-dau-bung-buon-non-khong-di-ngoai-duoc-la-do-roi-loan-he-tieu-hoa-.webp

Trẻ bị đau bụng buồn nôn không đi ngoài được là do rối loạn hệ tiêu hoá 

>>>XEM THÊM: Bỏ túi 10+ cách chữa rối loạn tiêu hoá nhanh nhất tại nhà

Cần làm gì khi trẻ bị đau bụng buồn nôn không đi ngoài được?

Khi bạn nhận thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng buồn nôn không đi ngoài được, hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau cho trẻ, bao gồm: 

  • Để trẻ nằm nghỉ ngơi và thư giãn. 
  • Tránh cho trẻ uống nước trong khoảng 2 tiếng sau lần nôn cuối. Sau đó, cho trẻ uống nước lọc từ từ với từng ngụm nhỏ. 
  • Nếu trẻ có dấu hiệu nôn trớ nhiều, bạn cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu mất nước, bao gồm ít đi tiểu, khóc không ra nước mắt hoặc khô môi. Khi trẻ bị mất nước, bạn cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để chữa trị. 
  • Nếu trẻ không thể đi ngoài hoặc có dấu hiệu bị táo bón, bạn có thể cho bé ngồi trong nước ấm để hỗ trợ quá trình đại tiện. 
  • Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm đau không kê đơn (ví dụ như ibuprofen) vì nó có thể gây chảy máu, kích ứng hoặc viêm loét dạ dày. Ngoài ra, khi không có sự chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần tránh cho trẻ uống thuốc nhuận tràng. 

Thông qua những biện pháp trên, chứng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được của trẻ có thể cải thiện nhanh chóng. Trong trường hợp trẻ nôn mửa thường xuyên, bạn nên bổ sung chất điện giải nhằm tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng cho trẻ. Nếu các triệu chứng đau bụng buồn nôn không thuyên giảm và trở nặng, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị. 

tranh-tu-y-cho-tre-uong-thuoc-giam-dau-vi-no-co-the-lam-tram-trong-them-trieu-chung-dau-bung-buon-non-.webp

Tránh tự ý cho trẻ uống thuốc giảm đau vì nó có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau bụng buồn nôn 

Cách phòng ngừa đau bụng buồn nôn không đi ngoài được cho trẻ

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau bụng buồn nôn không đi ngoài được thường do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng này sẽ tập trung vào việc xây dựng một lối sống lành mạnh và giúp trẻ bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis nhằm tăng cường sức khỏe đường ruột. 

Xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ 

Để phòng ngừa chứng đau bụng buồn nôn kèm khó đi ngoài ở trẻ, người chăm sóc nên giúp trẻ thực hiện một lối sống khoa học thông qua chiến lược sau đây: 

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng. Điều này đặc biệt cần thiết trước khi trẻ ăn và sau khi đi đại tiện. 
  • Luôn chế biến và nấu chín kỹ thức ăn cho trẻ trước khi sử dụng. 
  • Lựa chọn và sử dụng nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. 
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ nên đa dạng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá và giàu chất xơ, chẳng hạn như rau củ, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc. 
  • Nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm làm rối loạn chức năng hệ tiêu hoá, bao gồm đồ uống có gas, soda, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc thực phẩm đã qua chế biến. 

ngan-ngua-chung-dau-bung-buon-non-khong-di-ngoai-duoc-o-tre-bang-cach-han-che-cho-be-an-do-chien-ran-.webp

Ngăn ngừa chứng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được ở trẻ bằng cách hạn chế cho bé ăn đồ chiên rán 

Tăng cường hệ tiêu hoá của trẻ nhờ bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis

Bên cạnh việc xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, cha mẹ cũng có thể giúp hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh hơn nhờ vào bổ sung sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis. Theo các chuyên gia, đây là loại probiotics được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được ở trẻ em. 

Bacillus subtilis là một lợi khuẩn có vai trò quan trọng trong đường ruột, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc bổ sung loại vi khuẩn có lợi này giúp duy trì và tái thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, đồng thời kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn gây ra những vấn đề về tiêu hoá. 

Hơn nữa, lợi khuẩn Bacillus subtilis cũng góp phần bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa do các chất độc từ hại khuẩn tiết ra khi mất cân bằng hệ vi sinh vật. Nhờ vào tác dụng này, sức khỏe đường ruột của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm dạ dày hoặc rối loạn chức năng tiêu hoá ở trẻ. Một nghiên cứu năm 2015 tại Pháp khi chứng minh lợi ích của chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis cho thấy việc bổ sung chủng lợi khuẩn này cạnh tranh tốt với những hại khuẩn có trong hệ tiêu hóa. Từ đó chúng sẽ giúp kích thích và nâng cao phản ứng miễn dịch hiệu quả.  

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung cho trẻ những vi chất dinh dưỡng quan trọng khác như: Magnesium, L-lysine, vitamin nhóm B, taurine, zinc và calci. Những vi chất này có tác dụng nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giúp đẩy lùi các vấn đề tiêu hoá và mang lại cảm giác thèm ăn cho trẻ. 

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng quý bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng đau bụng buồn nôn không đi ngoài được ở trẻ nhỏ. Việc phòng ngừa và xử trí sớm chứng bệnh này có thể giúp bé phát triển khoẻ mạnh hơn mỗi ngày. Nếu còn băn khoăn điều gì, vui lòng để lại thông tin liên hệ để được chúng tôi tư vấn sớm nhất.

Dược sĩ Đoàn Xuân

Nguồn tham khảo:

Kids Health Information : Abdominal pain 

Treating Vomiting - HealthyChildren.org

Remedies for Nausea and Vomiting

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline