Không tẩy giun định kỳ cho trẻ - Coi chừng RỐI LOẠN TIÊU HÓA triền miên

Nhiễm giun đường ruột là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như: Đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, biếng ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không được tẩy giun định kỳ. Vậy nhận biết trẻ bị nhiễm giun như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun như thế nào? 

Ăn uống chính là con đường chính khiến giun xâm nhập vào cơ thể. Thức ăn không nấu chín, thực phẩm không sạch, rau sống chưa rửa sạch, uống nước chưa đun sôi, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh,... Tất cả đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm giun, sán. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun mà cha mẹ cần biết: 

- Rối loạn tiêu hóa: Khi giun xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ thường tiết ra độc tố khiến trẻ cảm thấy đau bụng, chán ăn, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy, táo bón, phân có nhớt hoặc lẫn máu. 

+ Người mắc có thể bị đau quặn bụng từng cơn, quanh rốn, đau khi nhói cả vùng thượng vị và bụng dưới. Cũng có thể đau lâm râm, cảm giác nặng bụng, đầy hơi, xon xót, ran rát, nhức nhối từng cơn hoặc nhè nhẹ suốt ngày. 

+ Khi thì táo bón, lúc lại tiêu chảy. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà người mắc có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. 

+ Đầy hơi, chướng bụng: Bụng “căng to như cái trống” cũng là biểu hiện thường gặp khi bị nhiễm giun. Ngoài ra, còn kèm theo ợ chua, miệng đắng, hôi miệng. 

- Sụt cân, da xanh xao, hay mệt mỏi, khó ngủ, bồn chồn, kém tập trung. 

- Ngứa hậu môn vào ban đêm. Trên da và niêm mạc có biểu hiện nổi mày đay theo từng đợt, ngứa. 

Hậu quả khi cha mẹ không tẩy giun định kỳ cho trẻ là gì?

Khi giun xâm nhập vào cơ thể, chúng không chỉ hút chất dinh dưỡng mà còn hút máu để tồn tại và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ngăn cản quá trình phát triển của trẻ. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng trẻ có thể gặp phải khi không tẩy giun định kỳ: 

- Rối loạn tiêu hóa triền miên: Trẻ bị nhiễm giun sẽ luôn có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, gây sụt cân, suy nhược cơ thể. 

- Khi số lượng giun quá nhiều sẽ gây tắc ruột, nhiễm chất độc do giun bài tiết ra. 

- Tắc mật, vàng da do giun đi lạc lên ống mật. Hoặc xuất huyết đường mật, áp xe túi mật,... 

- Suy dinh dưỡng: Khi giun cư trú trong đường ruột lâu sẽ hút hết chất dinh dưỡng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ nhanh chóng gầy sút, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 

- Chậm phát triển thể chất, giảm khả năng học tập, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. 

- Những trường hợp nhiễm giun móc, trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mạn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài. 

- Một số trường hợp bị giun kim sẽ gây viêm phổi, thực quản, cổ tử cung, viêm ruột thừa, làm thủng ruột,…

- Giun móc rất nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ mang thai vì có thể gây sẩy thai, sinh non. 

- Giun đũa khi vào đường hô hấp sẽ gây ngạt thở, tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột,… có thể dẫn đến tử vong.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì bắt đầu tẩy giun?

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi định kỳ 6 tháng/lần. Với những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn (từ 1 tuổi) nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. 

- Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, tốt nhất nên cho trẻ uống sau khi ăn và vào buổi tối trước lúc đi ngủ. 

- Sau khi uống thuốc tẩy giun, trẻ có thể bị những tác dụng phụ như mẩn đỏ, nổi mề đay,... Đa số các trường hợp, triệu chứng sẽ hết sau vài ngày, nhưng nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo mệt mỏi thì cần được sự tư vấn của bác sĩ.

- Những trẻ bị mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính, bệnh liên quan đến gan, thận, tim,… không nên tự ý cho uống thuốc.

Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do giun?  

Việc trước tiên cần làm khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do giun là uống thuốc tẩy giun, sau đó, bạn cần thực hiện các lưu ý sau để phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng hiệu quả: 

- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.

- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, chế biến cẩn thận, không để thực phẩm sống, chín chung với nhau. Không nên ăn tiết canh, gỏi, thủy hải sản tươi sống. 

- Các loại trái cây, rau củ quả cần được rửa sạch, ngâm với nước muối ít nhất 10 phút trước khi ăn.

- Không nên cho trẻ ăn đồ chế biến sẵn, ngoài vỉa hè, không hợp vệ sinh.  

- Hạn chế cho trẻ dùng tay cầm thức ăn, mút tay khi đang chơi bẩn.

- Nên cho tất cả thành viên trong gia đình uống thuốc tẩy giun cùng lúc, điều này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. 

- Mỗi năm tổng vệ sinh và diệt khuẩn cho khu vực nhà và quanh nhà 2 lần.

Sử dụng thuốc tẩy giun kết hợp bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa an toàn, hiệu quả

Bên cạnh việc uống thuốc tẩy giun, các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé kết hợp sử dụng sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, vi chất dinh dưỡng nhằm mục đích lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Đồng thời, bổ sung kịp thời vi chất dinh dưỡng, kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, từ đó nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa, bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc,không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline