Loạn khuẩn đường tiêu hóa là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Vậy loạn khuẩn đường tiêu hóa là gì? Nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường tiêu hóa do đâu? Cần làm gì khi con bị loạn khuẩn đường tiêu hóa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây mẹ nhé!
Loạn khuẩn đường tiêu hóa là gì?
Trong hệ tiêu hóa của trẻ chứa rất nhiều vi khuẩn có kích thước siêu nhỏ, bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Nhưng khi chúng gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột thì mới thấy rằng tác dụng của những loài vi khuẩn ấy chẳng bé tẹo nào.
Có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết loạn khuẩn đường tiêu hóa là gì? Câu trả lời nằm ngay trong tên gọi của nó. Đó chính là tình trạng rối loạn về số lượng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Trong hệ tiêu hóa của trẻ có đến hàng tỷ vi khuẩn thuộc hàng hàng trăm loài khác nhau. Dù nhiều như vậy nhưng người ta chia chúng làm 2 loại chính là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Số lượng vi khuẩn có lợi thường chiếm 85% và vi khuẩn có hại chiếm 15% trong đường ruột, chúng lập nên một hệ cân bằng. Khi gặp phải một nguyên nhân bất lợi nào đó, hệ cân bằng này bị phá vỡ, nghĩa là số lượng vi khuẩn có lợi giảm đi và số lượng vi khuẩn có hại gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ với biểu hiện đi ngoài phân sống, đau bụng,... Do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ mắc phải tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa.
Loạn khuẩn đường tiêu hóa là gì?
Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường tiêu hóa
Đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, có thể kèm theo cảm giác đầy bụng và sốt nhẹ là những triệu chứng thường gặp khi bị loạn khuẩn đường tiêu hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn đường tiêu hóa phổ biến:
- Sử dụng kháng sinh kéo dài: Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa… con sẽ phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng trong hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên còn tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây loạn khuẩn đường tiêu hóa.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cho trẻ ăn quá nhiều protein, đường, chất béo, ít chất xơ và vitamin… ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
- Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng: Điều này làm giảm bài tiết men tiêu hóa nội sinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa.
- Do hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu: Đối với những trẻ sức đề kháng yếu, hay gặp phải tình trạng ốm vặt cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây phá vỡ hệ cân bằng vi sinh.
- Ngoài ra, môi trường sống, ăn uống không vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi xâm nhập vào đường ruột của trẻ, gây loạn khuẩn đường tiêu hóa.
Điều trị loạn khuẩn đường tiêu hóa như thế nào?
Trong một số trường hợp, loạn khuẩn đường tiêu hóa không được phát hiện và xử trí đúng cách, ngày càng tiến triển nặng hơn khiến trẻ đi ngoài nhiều, mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng. Bởi vậy, ngay khi có biểu hiện loạn khuẩn đường tiêu hóa, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục sớm bằng cách:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm cân nhắc dừng hoặc đổi thuốc kháng sinh đang dùng để điều trị bệnh lý khác.
- Cho con ăn dặm đúng thời điểm: Ăn dặm khi đủ 6 tháng, ăn cơm khi trẻ có đủ răng.
- Ăn nhiều chất xơ: Tuy men tiêu hóa của trẻ không thủy phân được chất xơ, nhưng chất xơ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho lợi khuẩn trong thành ruột, làm giảm sự phát triển của hại khuẩn.
- Luôn cho trẻ ăn chín, uống sôi, giữ môi trường xung quanh luôn được sạch sẽ, nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Bổ sung lợi khuẩn giúp duy trì và tái thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng của loạn khuẩn đường tiêu hóa.
- Bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp tăng bài tiết men tiêu hóa nội sinh, phòng ngừa loạn khuẩn đường tiêu hóa.
Điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em như thế nào?
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh