Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày & cách đối phó

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do bệnh về đường ruột hoặc sự chăm sóc sai cách của cha mẹ. Nếu điều trị chậm chễ, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu ngay qua nội dung sau đây.

Tần suất đi ngoài của trẻ bao nhiêu lần trong ngày là bình thường?

Đối với trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi, tần suất đi ngoài bình thường trong ngày là từ 4 – 10 lần. Lúc này, trẻ thường đi đại tiện ra phân su, với đặc điểm phân màu xanh lá đen và hơi kết dính với nhau. Khi lớn hơn một chút, mỗi bé sẽ có tần suất đi ngoài trong ngày khác nhau. Nhìn chung, trẻ vẫn đi dạng phân lỏng màu hoa cải nhưng tần suất đại tiện đã giảm rõ rệt xuống còn 1 – 2 lần/ngày. 

Ngoài ra, nếu trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng vẫn bú ngoan, không quấy khóc và tăng cân đều đặn thì đây là điều hoàn toàn bình thường. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng vì con vẫn đang phát triển rất khoẻ mạnh. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài bất thường

Khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo các dấu hiệu như bỏ bú hoặc quấy khóc liên tục, điều này cho thấy bé đang đi đại tiện bất thường. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận biết trẻ đi ngoài bất thường thông qua các biểu hiện sau: 

  • Trẻ trên 3 tháng tuổi đi ngoài với tần suất hơn 3 lần trong một ngày. 
  • Trẻ đi ngoài có phân lỏng như nước, màu vàng, trắng, xanh, nâu đậm, đôi khi lẫn hạt lợn cợn. 
  • Bé đi ngoài phân nhầy hoặc có lẫn máu. 
  • Trẻ thường xuyên bị són ra quần ngay cả khi không đi đại tiện. 

Những dấu hiệu trên có thể đang cảnh báo trẻ mắc bệnh tiêu chảy, cần được điều trị kịp thời. Việc phát hiện và xử lý chậm trễ có thể khiến bé dễ bị mất nước và gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần lưu ý theo dõi chặt chẽ tần suất đi ngoài trong ngày của con nhé!

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm quấy khóc liên tục cần được điều trị kịp thời

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm quấy khóc liên tục cần được điều trị kịp thời

Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày chủ yếu bắt nguồn từ các bệnh lý về đường ruột, chẳng hạn như tiêu chảy cấp, rối loạn tiêu hoá,… Ngoài ra, hiện tượng đi đại tiện bất thường ở trẻ cũng có thể xảy ra do sự phát triển sinh lý hoặc bé mắc phải các vấn đề sức khoẻ khác. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bé đi ngoài nhiều lần trong ngày: 

Trẻ bị mọc răng 

Khi bước vào giai đoạn mọc răng, trẻ thường có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần trong ngày. Điều này có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, thường xuyên đưa tay vào miệng. Hành vi này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường răng miệng. Khi những hại khuẩn này tấn công vào hệ tiêu hoá sẽ khiến trẻ gặp phải các vấn đề như nhiễm khuẩn đường ruột hoặc rối loạn tiêu hoá, từ đó dẫn đến hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày. 

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Khi các vi khuẩn mới từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể sẽ cạnh tranh và lấn át vi khuẩn sẵn có trong đường ruột. Đặc biệt, nếu trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn như: Salmonella, E.coli, Campylobacter, Shigella hoặc Yersinia có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Căn bệnh này thường gây ra các triệu chứng như sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, phân có nhầy, phân lẫn máu hoặc trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. 

Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 

Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 

Trẻ bị rối loạn đường tiêu hoá 

Trong hệ vi sinh vật đường ruột của người thường bao gồm 2 nhóm vi khuẩn chính, bao gồm lợi khuẩn (chiếm 85%) và hại khuẩn (chiếm 15%). Trong trường hợp các vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ tỷ lệ cân bằng này, số lượng hại khuẩn lấn át lợi khuẩn, trẻ có thể mắc phải tình trạng rối loạn đường tiêu hoá. 

Khi bị rối loạn đường tiêu hoá, trẻ thường có các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều lần trong ngày. Vấn đề về tiêu hoá này có thể liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp hoặc trẻ sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày. 

Trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp được xem là một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thông thường, bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ chủ yếu xảy ra do vi rút Rota. Loại vi rút này lây nhiễm vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc với bề mặt có vi rút hoặc qua phân của người mắc bệnh. Một khi vi rút Rota xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc đường ruột và dẫn đến các triệu chứng của tiêu chảy cấp, bao gồm: Sốt cao, buồn nôn, nôn ói, đau bụng và đi ngoài liên tục trong ngày. 

>>> XEM THÊM: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, tránh ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những tác nhân trên, trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Cụ thể: 

  • Trẻ bị dị ứng với thực phẩm. 
  • Trẻ không dung nạp được lactose. 
  • Cơ thể trẻ bị thiếu hụt các enzyme quan trọng đối với hệ tiêu hoá. 

Thiếu hụt enzyme tiêu hoá có thể dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 

Thiếu hụt enzyme tiêu hoá có thể dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày gây ra biến chứng nguy hiểm gì?

Theo chuyên gia, tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày nếu không được khắc phục sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hậu quả điển hình nhất là hiện tượng mất nước, ngoài ra trẻ cũng có thể mắc phải các vấn đề nghiêm trọng khác như: Suy dinh dưỡng, suy thận cấp, hôn mê, hạ huyết áp, ngất xỉu hoặc thậm chí tử vong. 

Đối với biến chứng mất nước, mẹ cần đặc biệt lưu ý cách đánh giá mức độ mất nước của trẻ sau đây để có biện pháp xử lý đúng cách. Cụ thể: 

  • Mất nước cấp độ nhẹ: Trẻ thường có các dấu hiệu như môi khô, da khô và thường xuyên khát nước. 
  • Mất nước cấp độ trung bình và nặng: Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng như: Tiêu chảy, nôn mửa liên tục, nước tiểu sẫm màu/không tiểu trong nhiều giờ, mắt trũng, thóp lõm, khóc không ra nước mắt, bỏ bú hoặc ngủ li bì. 

Đối với mất nước cấp độ nhẹ, mẹ có thể khắc phục cho trẻ bằng cách bổ sung nước, chất điện giải,… Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị mất nước nghiêm trọng, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Mất nước là một biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

Mất nước là một biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

Cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày? 

Mẹ đang lo lắng vì không biết cách xử lý như thế nào khi con có hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày? Cha mẹ cần bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân chính xác khiến con mắc phải tình trạng này. Vì đôi khi, nguyên nhân có thể nằm ở chính cách chăm sóc trẻ sai lầm từ cha mẹ hoặc do con bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Dưới đây là những lời khuyên giúp các bậc phụ huynh giải quyết nhanh chóng tình trạng đi ngoài bất thường ở trẻ: 

Chăm sóc trẻ đúng cách 

Như đã đề cập, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể bắt nguồn từ những sai lầm trong cách chăm sóc con của cha mẹ. Do đó, để xử lý tình trạng này tối ưu nhất, cha mẹ cần điều chỉnh lại thói quen chăm con của mình thông qua các cách sau: 

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. 
  • Khử trùng thường xuyên các món đồ chơi mà trẻ hay dùng, đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nhằm giảm thiểu nguy cơ trẻ tiếp xúc với vi rút, vi khuẩn gây hại. 
  • Khuyến khích trẻ lớn tắm rửa sạch sẽ và rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. 
  • Bù nước cho trẻ bị mất nước do đi ngoài nhiều lần trong ngày bằng dung dịch oresol pha theo chỉ dẫn hoặc các loại nước khác như nước dừa, nước lọc, nước trái cây,… 
  • Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra, thức ăn của trẻ cũng cần được nấu nhừ nhằm giúp bé tiêu hoá dễ dàng hơn. 
  • Cho trẻ ăn nhạt và tuyệt đối không nêm nếm thêm bất kỳ gia vị nào gây kích thích tiêu hoá, chẳng hạn như ớt, tiêu,…
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. 

Tránh tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ

Tránh tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ

Tăng cường sức khỏe đường ruột cho trẻ nhờ sản phẩm có chứa Bacillus subtilis

Một đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp trẻ không còn gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày cũng như các vấn đề tiêu hoá khác. Do đó, cha mẹ có thể tăng cường sức khỏe đường ruột và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con bằng sản phẩm có chứa Bacillus subtilis

Bacillus subtilis là một lợi khuẩn được sử dụng chủ yếu nhằm giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó tạo môi trường thuận lợi để phát huy tối ưu chức năng hệ tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng. Mặt khác, loại lợi khuẩn này còn có khả năng ức chế và làm giảm sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Điều này góp phần làm tăng cường hàng rào bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp hệ tiêu hoá của trẻ tránh bị tấn công bởi các vi khuẩn từ bên ngoài môi trường. 

Với cấu tạo đặc biệt dưới dạng hình que và kích thước nhỏ, Bacillus subtilis có thể tồn tại, sinh trưởng ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đây cũng là loại vi khuẩn có năng suất cao nhất, dành từ 4 – 5% bộ gen để tổng hợp lên đến 12 loại kháng sinh trong cơ thể. Do đó, sản phẩm chứa Bacillus subtilis là một lựa chọn lý tưởng cho cha mẹ có con đang mắc phải các vấn đề đường ruột. 

Hơn nữa, khi bổ sung Bacillus subtilis vào cơ thể, chúng có thể vượt qua được rào chắn acid của dạ dày và thúc đẩy sản sinh ra các enzym tiêu hoá quan trọng như α-amylase và protease. Nhờ công dụng này mà hệ tiêu hoá của trẻ có thể hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm đáng kể các triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày. 

Bổ sung Bacillus subtilis giúp cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 

Bổ sung Bacillus subtilis giúp cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày 

Bên cạnh đó, tác dụng của Bacillus subtilis sẽ được tăng cường vượt bậc khi kết hợp cùng các vi chất dinh dưỡng khác như: L-lysine, vitamin nhóm B, magnesium, zinc, calcium và taurine. Đây đều là những nguyên tố vi lượng có khả năng nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, đẩy lùi hiệu quả các vấn đề tiêu hoá và giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về thể chất. 

Có thể thấy, trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày là vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp khắc phục phù hợp để giúp con tránh được các biến chứng nguy hiểm. Mọi thắc mắc về bệnh và sản phẩm hỗ trợ điều trị, bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn cụ thể. 

Links:

https://www.eric.org.uk/bowel-problems-faqs 

https://www.psopkids.com/how-often-a-child-should-poop/ 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17791-frequent-bowel-movements

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline