Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là vấn đề không hề hiếm gặp, khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nhiều người băn khoăn không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục hiệu quả, nhanh chóng? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc như vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là gì?
Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là triệu chứng phổ biến mà nhiều trẻ em gặp phải. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này đa phần là do:
- Dị ứng thực phẩm: Một số trẻ khá nhạy cảm với các thực phẩm như đậu phộng, hạnh nhân, tôm, sò, cá, sữa, trứng, đậu nành nên khi ăn sẽ gây ra hiện tượng nôn nhiều nhưng không sốt.
- Ngộ độc thực phẩm: Do ăn phải đồ tươi sống, hải sản chưa chế biến kỹ hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ khiến trẻ nôn trớ nhiều lần. Tình trạng này có thể kèm theo các cơn đau bụng, thậm chí là tiêu chảy. Nếu trường hợp trẻ nôn nhiều sốt nhẹ thì có thể là do nhiễm trùng.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hóa, khiến thức ăn không được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa, có thể dẫn đến hiện tượng trẻ bị nôn trớ nhiều lần.
Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt đều không nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng sẽ được cải thiện sau khi trẻ đã tống đấy hết lượng thực phẩm trong dạ dày ra ngoài. Một số trường hợp diễn biến nặng hơn, trẻ có sức khỏe yếu khi nôn trớ nhiều sẽ bị mất nước và chất điện giải. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây trụy mạch và ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều sẽ nguy hiểm khi có kèm theo sốt, nôn nhiều, liên tục trong 24 giờ, khó thở, tim đập nhanh, dịch nôn lẫn màu xanh, vàng và máu, bụng trướng, trạng thái lơ mơ,... Khi có biểu hiện này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?
Khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt, cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
- Lấy khăn sạch lau miệng và quàng khăn vào cổ đề phòng trẻ nôn trớ tiếp.
- Tuyệt đối không bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch nôn vào phổi.
- Không quát mắng làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và nôn trớ nhiều hơn.
- Mẹ nên nhẹ nhàng nói chuyện đánh lạc hướng, làm trẻ quên đi việc nôn trớ, đồng thời vuốt ngực và lưng từ trên xuống.
- Đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược.
- Với trường hợp trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi.
- Không cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn trớ.
- Cho trẻ ăn thức đồ dễ tiêu, bổ sung theo nhu cầu, tránh ép trẻ ăn quá nhiều.
- Sau bữa ăn, nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể làm bé bị nôn.
- Rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà cho đến khi hết nôn trong vòng 24 giờ.
- Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ. Nếu môi trẻ khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng thì cần đi khám ngay.
- Bổ sung lợi khuẩn, vi chất dinh dưỡng và các thảo dược quý như hoài sơn, sơn tra, bạch truật giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ em hiệu quả.