Trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Bên cạnh đó, trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu thường hay nín nhịn vì sợ đau khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng và khó chữa. Vậy đây là biểu hiện của bệnh lý gì? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Táo bón kéo dài đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?

Táo bón là tình trạng phân khô cứng, vón thành cục lớn, khi đại tiện phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn, gây chảy máu màu đỏ tươi,… Vậy táo bón kéo dài đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

Trĩ

Táo bón kéo dài đi ngoài ra máu tươi là biểu hiện của bệnh trĩ, nguyên nhân là do các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức gây ra. Máu tươi thường chảy ra ngoài theo phân và không lẫn vào phân. Ban đầu, máu có thể chảy ít và không thường xuyên xuất hiện (trĩ cấp độ 1 và 2). Nhưng nếu để lâu, bệnh nặng hơn, máu tươi bắt đầu chảy nhỏ giọt hoặc chảy thành tia (ở trĩ cấp độ 3 và 4) khiến trẻ thiếu máu, da vàng, hay ốm, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài các triệu chứng này, trẻ còn có hiện tượng sa búi trĩ (búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn) và xung quanh khu vực hậu môn xuất hiện dịch nhờn, có cảm giác ngứa, đau hoặc vướng víu kèm theo phù nề rất khó chịu.

Polyp đại tràng, trực tràng

Nếu thấy lượng máu chảy nhiều theo đợt, kể cả khi không bị táo bón mà vẫn bị chảy máu khi đi cầu thì rất có thể là do polyp đại, trực tràng. Nếu không được chữa trị sớm, đúng cách có nguy cơ chuyển biến thành bệnh ung thư.

Nứt rách kẽ hậu môn

Táo bón kéo dài đi ngoài ra máu cũng có thể là biểu hiện của bệnh nứt rách kẽ hậu môn với các triệu chứng như: Đau rát hậu môn, đi cầu ra máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Nếu vết rách to có thể bị chảy thành từng giọt kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu, viêm,…

Viêm loét đại tràng

Táo bón kéo dài đi ngoài ra máu có thể do viêm loét đại tràng. Dấu hiệu đi ngoài ra máu khi bị viêm loét đại tràng là máu kèm dịch nhầy hoặc mủ, đau quặn bụng dưới, sốt, tiêu chảy phân lỏng trộn với máu, lượng máu không nhiều như bệnh trĩ. Kèm theo mệt mỏi kéo dài, giảm cân không rõ lý do, thiếu máu.

Ung thư đại trực tràng

Táo bón đi ngoài ra máu do ung thư đại tràng thì máu có màu đỏ tươi, phủ lên trên phân kèm dịch nhầy mùi hôi, tanh. Cùng với đó là các triệu chứng: Đau bụng, trướng bụng, đi đại tiện khó khăn, lúc tiêu chảy, lúc táo bón, tiểu tiện không tự chủ, có thể bị tiểu rắt, tiểu buốt khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang, cơ thể luôn mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói và giảm cân không rõ nguyên nhân,…

Táo bón kéo dài đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác là tình trạng này có nguy hiểm hay không. Với các trường hợp táo bón kéo dài đi ngoài ra máu do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Với các trường hợp táo bón kéo dài đi ngoài ra máu do polyp đại tràng, trực tràng, viêm đại loét tràng có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Đây là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, nếu tình trạng táo bón kéo dài đi ngoài ra máu không điều trị kịp thời sẽ làm cơ thể bị mất máu, gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm,…

Trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu khi nào cần đi khám?

Táo bón kéo dài đi ngoài ra máu có thể được điều trị khỏi tại nhà. Tuy nhiên, với một số trường hợp nghiêm trọng thì cần được thăm khám để có chẩn đoán chính xác và lựa chọn hướng điều trị hiệu quả. Cụ thể, cần đưa trẻ đi khám khi:

- Đi ngoài ra máu liên tục, kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần.

- Chảy máu nhiều.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, da xanh xao.

- Đau bụng dữ dội, sốt.

- Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.

Cần làm gì để phòng ngừa táo bón kéo dài đi ngoài ra máu?

Táo bón xảy ra chủ yếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia giúp phòng ngừa táo bón kéo dài đi ngoài ra máu hiệu quả:

- Giảm lượng tinh bột, chất đạm.

- Tăng lượng chất xơ từ rau củ và các loại trái cây trị táo bón như rau cải, khoai lang, mồng tơi, rau má, đu đủ, bơ, đỗ đen, đậu đỏ, đỗ xanh,...

- Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để việc đi ngoài được dễ dàng hơn.

- Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh, nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.

- Khuyến khích trẻ vận động, tham gia thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, đường ruột hoạt động tốt.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu hoặc muốn tư vấn thêm về , mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline