Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng khá phổ biến trong số các bệnh lý về tiêu hóa, là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột, dẫn tới những biểu hiện như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột có rất nhiều, bài viết dưới đây sẽ “tố cáo” 4 nguyên nhân điển hình được cho là những “kẻ cầm đầu” gây ra tình trạng này!
Biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột là gì?
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có thể được nhận biết bởi các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, phân lỏng và có bọt
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên với các biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, nôn trớ,...
- Trẻ biếng ăn
- Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu.
4 “thủ phạm” gây loạn khuẩn đường ruột chớ bỏ qua!
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại (85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn). Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đồng thời kìm hãm khả năng phát triển của các vi khuẩn có hại gây bệnh ở ruột. Và ngược lại, nếu vì một nguyên nhân nào đó, hệ tiêu hóa bị mất đi sự cân bằng này, lượng lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng thì sẽ dẫn tới tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường gặp nhất!
1. Loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh
Loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh có lẽ là nguyên nhân được nhiều người nhắc đến nhất, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ phải dùng kháng sinh dài ngày. Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bởi vậy, khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn kéo dài thì chúng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Điều này đã làm phá vỡ thế cân bằng của hệ vi sinh đường ruột gây ra tình trạng loạn khuẩn, tạo điều kiện cho sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột.
2. Loạn khuẩn do sức đề kháng kém
Loạn khuẩn do sức đề kháng kém thường xảy ra ở trẻ em, bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng kém, hệ tiêu hóa dễ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài qua đường hô hấp, đường ăn uống… Các vi khuẩn sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn trong ruột và gây ra loạn khuẩn.
3. Loạn khuẩn do ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá muộn, bỏ bữa,ăn quá cay, quá chua, uống nhiều bia rượu, ăn đồ vỉa hè, hàng quán không đảm bảo vệ sinh,… cũng gây ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây rối loạn đường ruột với những biểu hiện như tiêu chảy, phân sống, đau bụng….
4. Loạn khuẩn do căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng, stress là căn bệnh thường gặp đối với nhiều lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội hiện đại. Tình trạng này kéo dài khiến cho tinh thần “xuống dốc”, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của đường tiêu hóa, nhu động dạ dày cũng kém vi khuẩn có lợi không được cung cấp đầy đủ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ra loạn khuẩn đường ruột.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, còn có một số nguyên nhân khác như do các bệnh lý mạn tính khác khiến sức đề kháng giảm hoặc ở người già hệ tiêu hóa không còn khỏe mạnh cũng dễ bị loạn khuẩn đường ruột hơn.
Loạn khuẩn đường ruột gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Hệ tiêu hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể, bởi đây là cơ quan chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng và thải độc. Vì vậy, khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, trẻ sẽ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng, sức đề kháng giảm, khả năng thải độc cũng giảm khiến bé dễ bị mắc bệnh, mệt mỏi, cơ thể ốm yếu,... ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.
Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột hiệu quả nhờ sản phẩm thiên nhiên
Khi gặp các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung chất điện giải, thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc để ổn định hệ vi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, để chứng loạn khuẩn đường ruột không có cơ hội “làm phiền”, bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa lợi khuẩn và các vi chất cần thiết cho cơ thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe - cốm vi sinh có chứa Bacillus subtilis có tác dụng bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cùng với inulin (một chất xơ có nguồn gốc từ thực vật) và fructose oligosaccharide (FOS) giúp tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển; phòng và hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calci,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên; giúp ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Từ đó giúp bảo vệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các vi chất và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ, ngăn ngừa và giảm các biểu hiện do loạn khuẩn đường ruột. Cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, bổ tỳ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột. Đồng thời giúp bạn có thêm kiến thức về cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh, an toàn và hiệu quả!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc muốn tư vấn thêm, mời bạn để lại thông tin liên hệ để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!