Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy: Sụt cân, suy dinh dưỡng,... Cha mẹ đừng nên lo lắng bởi vì cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bài viết này.

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa bằng chế độ ăn

Một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối cả về số lượng cũng như chất lượng là cách chăm sóc, cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Và để thực hiện đúng cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi: Cha mẹ nên đảm bảo chắc chắn rằng tất cả những món ăn dành cho trẻ phải được nấu chín kỹ vì đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm đối với đường tiêu hóa của bé.
  • Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau và trái cây vì chúng rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Thêm nữa, chất xơ sẽ kích thích ruột di chuyển phân ra ngoài cơ thể. 
  • Tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay đạm khó tiêu hóa. Cha mẹ nên cân nhắc sử dụng các loại chất béo không bão hòa như dầu thực vật, dầu ô liu,... giúp trẻ dễ dàng hấp thu vitamin. Ngoài ra, chúng cũng kết hợp với chất xơ để hỗ trợ kích thích nhu động ruột.
  • Thay vì cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, cha mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa sao cho các bữa ăn không quá gần nhau. Trẻ sẽ dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ tiêu hóa không bị quá tải.

me-nen-cung-cap-mot-che-do-dinh-duong-phu-hop-cho-tre-nho-bi-roi-loan-tieu-hoa.webp

Mẹ nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa

​​​​​>>>XEM THÊM: NOTE NGAY: Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Chế độ vận động phù hợp với trẻ giúp đẩy lùi chứng rối loạn tiêu hóa

Một chế độ vận động phù hợp cũng là cách chăm sóc trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Vận động thường xuyên thúc đẩy phát triển thể chất lẫn tinh thần, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Trẻ thậm chí có thể ăn ngon và nhiều hơn, hệ tiêu hóa cũng không bị rối loạn mà hoàn toàn khỏe mạnh. Cha mẹ có thể cho trẻ tập thói quen rèn luyện thể thao bằng các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi đá bóng,... Việc cha mẹ cùng con rèn luyện thể thao cũng là cách đồng hành thông minh, tạo cơ hội gần gũi, theo sát quá trình trẻ lớn lên và trưởng thành.

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa bằng cách vệ sinh sạch sẽ

Những tác nhân gây ra chứng rối loạn tiêu hóa luôn tiềm ẩn xung quanh trẻ. Vì vậy việc đảm bảo vệ sinh những thực phẩm cung cấp cho trẻ kết hợp với môi trường sống sạch sẽ là hoàn toàn cần thiết. Cha mẹ cần lưu ý rằng:

  • Trẻ thường hay có thói quen ngậm, mút tay hay đưa đồ chơi không sạch sẽ vào miệng. Điều này vô tình là nguyên do làm vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể của bé, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Nên cho bé rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh hay chơi đồ chơi đặc biệt là lúc chuẩn bị ăn cơm hay lên giường đi ngủ. 
  • Tạo thói quen vệ sinh đồ chơi, đồ dùng học tập hoặc những vật dụng của trẻ 2 lần/tuần. Nghe thì có vẻ hơi khó nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể giúp đỡ, hỗ trợ các bé rèn luyện thói quen tốt này ngay từ nhỏ để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.
  • Đặc biệt, khi muốn tiếp xúc với trẻ, người lớn cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Cha mẹ cần duy trì thói quen tốt và lành mạnh này để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Những thực phẩm trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn và không nên ăn

Phải cho con ăn gì khi con bị rối loạn tiêu hóa là nỗi trăn trở của các ông bố bà mẹ. Việc nhầm lẫn giữa thực phẩm nên ăn và không nên ăn có thể khiến tình trạng của con trở nên trầm trọng hơn. Cha mẹ nên cho con ăn:

  • Các loại rau xanh và trái cây. Mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại rau lá và củ quả để cung cấp thêm một lượng lớn vitamin cũng như khoáng chất cần tiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh – một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Tiêu biểu như khoai tây, đậu hay táo, chuối, cam,...
  • Các chất béo bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu thực vật,...

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý những loại thực phẩm khác làm tăng nguy cơ đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Các loại thực phẩm này bao gồm: 

  • Những chất làm ngọt nhân tạo ví dụ như đường được sử dụng trong một số loại kẹo, bánh, ....
  • Đồ uống có gas, các loại đồ uống vị ngọt.
  • Các loại bánh mì trắng.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa hay chứa nhiều dầu mỡ ví dụ như phomai, bánh pizza,...

nhung-loai-thuc-pham-cha-me-nen-tranh-cho-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-su-dung.webp

Những loại thực phẩm cha mẹ nên tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa sử dụng

Những thắc mắc thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ quấy khóc, không chịu ăn, gầy sụt hẳn đi khiến cha mẹ lo lắng không yên. Vì vậy để phòng tránh trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết đầy đủ.

Khi nào thì cần đưa trẻ bị rối loạn tiêu hóa đến gặp bác sĩ?

Nếu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ diễn ra trong nhiều ngày kết hợp với các biểu hiện nôn trớ, táo bón, tiêu chảy,... thì cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có những biện pháp xử lý kịp thời. Cha mẹ không nên tự ý cho con dùng một số thuốc như thuốc chống nôn, thuốc táo bón hay thuốc tiêu chảy,... vì điều này không giúp chứng bệnh rối loạn tiêu hóa đỡ hơn thậm chí có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Có nên cho trẻ uống sữa khi bị rối loạn tiêu hóa? 

Sữa và các chế phẩm được làm từ sữa là một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Sữa cung cấp một lượng lớn protein, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết bao gồm cả canxi. Trẻ sẽ có đủ năng lượng để khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhưng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ suy giảm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý lựa chọn sữa phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ. 

cha-me-luu-y-khi-chon-sua-cho-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa.webp

Cha mẹ lưu ý khi chọn sữa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có nên tự ý bổ sung men vi sinh?

Bổ sung men vi sinh khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ giúp tăng tỷ lệ vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại từ đó cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bé sẽ tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và lựa chọn loại men vi sinh đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh hiện tượng “cuồng” men có thể gây tác dụng không mong muốn ở trẻ. 

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện và chứng minh được lợi ích của vi khuẩn Bacillus subtilis, nổi bật là nghiên cứu đặc tính probiotic của Bacillus subtilis. Các đặc tính probiotic của chủng Bacillus subtilis BS02 bao gồm: khả năng sinh enzyme ngoại bào, đối kháng với vi khuẩn gây bệnh đường ruột, sinh tồn trong môi trường acid khắc nghiệt. Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Bacillus subtilis BS02 thực sự có hiệu quả trong việc kích thích tăng sinh lợi khuẩn đường ruột, cân bằng vi sinh hệ tiêu hóa, nâng cao phản ứng miễn dịch, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng điều trị dứt điểm chứng rối loạn tiêu hóa nếu trẻ không may mắc phải. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu như bạn còn thắc mắc gì thì hãy để lại thông tin cá nhân để chúng tôi có thể hỗ trợ sớm nhất có thể.

Nguồn tham khảo:

Tổng quan các triệu chứng tiêu hóa - Rối loạn tiêu hóa - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia

Foods that help digestion: What to eat and avoid

Dairy and alternatives in your diet - NHS

[Benefits of a thickened infant formula with lactase activity in the management of benign digestive disorders in newborns]

Dược sĩ Đoàn Xuân

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline