Trẻ tiêu hóa kém nên uống sữa gì là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ. Hiện tượng tiêu hóa kém ở trẻ em rất phổ biến, hầu hết các bé đều gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Vậy loại sữa nào phù hợp với trẻ tiêu hóa kém? Cách cải thiện và phòng ngừa tình trạng này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tiêu hóa kém là bệnh gì?
Tiêu hóa kém là tình trạng trẻ ăn tốt nhưng vẫn không tăng cân, còi cọc, kèm theo các triệu chứng như: Nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, khó tiêu,...
Tình trạng tiêu hóa kém kéo dài sẽ dễ dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: Suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh do virus, vi khuẩn và các bệnh về hô hấp, tiêu hóa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do:
- Loạn khuẩn đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột bao gồm 85% vi khuẩn có ích và 15% là hại khuẩn. Hệ vi sinh vật này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn có nhiệm vụ bài tiết men phân hủy thức ăn thành dạng dễ hấp thu vào máu. Vì vậy, khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng sẽ khiến thức ăn không được chuyển hóa, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng qua chế độ ăn và dẫn đến chậm tăng cân, còi cọc.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn không cân bằng giữa các nhóm chất hoặc không đầy đủ 4 nhóm chất cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Ví dụ như, chế độ ăn quá nhiều đạm, ít chất xơ khiến trẻ thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,...
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Đây là những chất cơ thể cần một lượng rất ít nhưng cũng không thể thiếu. Chúng có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ bài tiết. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sản xuất men tiêu hóa, thức ăn bị giữ lại đường ruột lâu, không được chuyển hóa thành dạng dễ hấp thu, cơ thể không lấy được dưỡng chất từ thức ăn sẽ dẫn đến chậm tăng cân, khó tiêu, còi cọc.
- Trẻ bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến tình trạng ăn nhiều nhưng chậm lớn: Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn nạp vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
>>> XEM THÊM: Trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ tiêu hóa kém nên uống sữa gì?
Khi thấy con chậm tăng cân, còi cọc, ốm yếu, rất nhiều cha mẹ mong muốn “bù đắp” lượng dinh dưỡng thiếu hụt bằng sữa. Vậy khi trẻ tiêu hóa kém nên uống sữa gì? Theo các chuyên gia, vấn đề chọn sữa cho trẻ tiêu hóa kém không quá khó khăn, mà quan trọng là lượng sữa bạn đưa vào cơ thể con có được hấp thu hoàn toàn không?
Bạn có thể lựa chọn các loại sữa công thức, sữa tươi, sữa bò để bổ sung hàng ngày cho con tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ:
- Ở giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi, lượng sữa cho trẻ từ 180 - 240ml/bữa và chia ra khoảng 3 - 4 lần/ngày.
- Trẻ trên 1 tuổi, ngoài các bữa ăn dặm, có thể bổ sung thêm từ 250 - 750ml sữa mỗi ngày tùy thuộc vào nhu cầu hoặc nếu bé ăn dặm ít thì có thể tăng lượng sữa bổ sung.
Nếu con còi cọc, chậm tăng cân, cha mẹ có thể chọn sữa công thức giàu dinh dưỡng hơn sữa tươi và sữa bò.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, muốn cải thiện tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ em, vấn đề không phải ở loại sữa nào mà là hệ tiêu hóa của bé có đủ sức để chuyển hóa lượng sữa đó thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu hay không. Nếu uống đủ hoặc thậm chí nhiều sữa mỗi ngày mà hệ tiêu hóa hoạt động kém thì trẻ vẫn không thể tăng cân, phát triển toàn diện được.
>>> XEM THÊM: Bật mí cách chữa hay cho trẻ 3 tuổi bị táo bón lâu ngày
Cần làm gì khi trẻ tiêu hóa kém?
Để khắc phục tình trạng trẻ tiêu hóa kém, cha mẹ cần thực hiện song song các biện pháp:
- Bổ sung lợi khuẩn giúp tái thiết lập, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Kích thích sản xuất men tiêu hóa nội sinh, giúp thức ăn chuyển hóa thành chất dinh dưỡng dễ hấp thu.
- Bổ sung vi chất dinh dưỡng đảm bảo cho hoạt động bài tiết diễn ra bình thường, cơ thể phát triển toàn diện.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Khi trẻ được 1 tuổi, sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, ngoài việc bổ sung sữa, cha mẹ cần cho con ăn dặm từ 6 tháng, lựa chọn thực phẩm tươi và đảm bảo mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm chất.
- Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
- Các món ăn vặt chỉ nên ăn ngay sau bữa ăn chính hoặc bữa phụ xem như bổ sung, không cho trẻ ăn giữa 2 bữa ăn sẽ gây hiện tượng ngang dạ.
- Tăng bữa ăn hàng ngày: Có thể cho trẻ ăn 5 – 6 bữa/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện tình trạng tiêu hóa kém.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng trẻ tiêu hóa kém nên uống sữa gì, mời bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa