Inulin là gì không phải ai cũng biết. Đây là một chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể. Inulin có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, kiểm soát đường huyết, tăng cường hệ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Inulin là gì?
Inulin là một loại chất xơ có thể lên men và được tìm thấy nhiều trong các loài thực vật trong tự nhiên, chủ yếu ở phần rễ hoặc thân rễ. Inulin bản chất là một oligosaccharide, có cấu trúc fructan bao gồm chuỗi các phân tử fructose liên kết với nhau và liên kết với một glucose ở đoạn cuối.
Inulin tan tốt trong nước, không bị tiêu hóa và khi đi xuống ruột có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh đường ruột. Chính vì vậy, inulin còn là một prebiotic có tác dụng kích thích sự phát triển của probiotic (lợi khuẩn) có lợi cho sức khỏe.
Inulin có tác dụng gì?
Inulin là một chất có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu một số công dụng tiêu biểu của inulin được nêu dưới đây.
Cải thiện tình trạng táo bón
Khi xuống ruột, inulin hấp thụ nước trong ruột tạo nên một dạng kết cấu tương tự gel, từ đó giúp làm mềm phân. Inulin còn là một prebiotic - thức ăn cho hệ vi sinh vật đường ruột, giúp đường ruột thực hiện tốt chức năng phân hủy chất thải, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, từ đó dễ dàng tống phân ra ngoài hơn.
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện năm 2019 cũng đã chỉ ra rằng, việc cung cấp 10g inulin từ rau diếp xoăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón mạn tính nhẹ ở những người trung niên. Chính vì vậy, đối với nhiều người, inulin có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Inulin làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện chứng táo bón
>>>XEM THÊM: Ăn gì chữa táo bón nhanh, hiệu quả? Lời khuyên từ chuyên gia
Tăng vi khuẩn hữu ích trong đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột là một quần thể chứa vi khuẩn và các vi sinh vật khác sống trong ruột, có cả vi khuẩn tốt và xấu. Việc cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là điều cần thiết để hệ tiêu hóa thực hiện tốt chức năng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung inulin đầy đủ giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Đồng thời, inulin cũng có tác dụng giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại như: E.Coli, Candida, Veillonella, Clostridia. Việc bổ sung đủ lượng inulin có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột, cải thiện miễn dịch, giúp ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Hỗ trợ giảm cân
Inulin là một chất xơ tan trong nước, không tiêu hóa được, có giá trị calo thấp và tốt cho sức khỏe. Inulin khi được hòa tan trong dạ dày sẽ tạo thành dạng sền sệt có tác dụng: Làm chậm tốc độ thức ăn đi vào dạ dày, tăng cảm giác no. Việc bổ sung inulin có tác dụng kiềm chế cơn đói và giúp tăng cảm giác no sau khi ăn. Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc bổ sung inulin còn có công dụng hỗ trợ giảm cân do tăng cường hệ vi sinh có lợi ở đường ruột, giúp tăng quá trình chuyển hóa tạo acid béo propionat chuỗi ngắn, hạn chế cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Inulin có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, bao gồm cả quá trình tiêu hóa các carbohydrate. Điều này cho phép đường được giải phóng từ từ mà không tăng đột biến, giúp duy trì lượng đường huyết trong máu khỏe mạnh.
Trong một nghiên cứu được thực hiện với 43 người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại II vào năm 2013 cũng đã chỉ ra rằng, bổ sung thực phẩm chứa inulin có tác dụng làm giảm đáng kể lượng đường máu trong cơ thể khi đói, làm giảm mức HbA1c. Thêm vào đó, một nghiên cứu trên chuột cũng đã mở ra hướng đi mới rằng bệnh tiểu đường loại I có thể được cải thiện và ngăn ngừa bởi inulin, qua việc tăng cường sức khỏe đường ruột, điều chỉnh các phản ứng miễn dịch.
Inulin làm chậm tiêu hóa carbohydrate, giúp duy trì đường huyết máu khỏe mạnh
Cải thiện hấp thụ khoáng chất và sức khỏe của xương
Inulin được đánh giá là có thể giúp cải thiện sự hấp thụ của magie và canxi trong đường ruột. Đây là các thành phần tham gia vào nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa của cơ thể, giúp duy trì chức năng cơ bắp, thần kinh, huyết áp và lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, inulin cũng tham gia vào việc tổng hợp vitamin D, vitamin B giúp phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ nhỏ. Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của inulin và fructo oligosaccharide đến sự hấp thụ canxi cũng cho thấy rằng, inulin có thể tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, tạo hệ xương chắc khỏe hơn.
Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Inulin giúp thúc đẩy hoạt động đường ruột, có lợi cho sự lưu thông máu và gián tiếp giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong một đánh giá tổng hợp được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng Lâm Sàng Châu Âu”, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng, việc bổ sung inluin có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Chính vì vậy, việc bổ sung inulin đầy đủ có thể giúp cải thiện một số dấu hiệu của bệnh tim mạch cũng như phòng tránh các chứng xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Liều dùng của inulin
Nhưng nếu lạm dụng inulin sẽ tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Do đó, bạn nên thực hiện việc bổ sung inulin theo khuyến cáo được đưa ra như sau:
- Liều lượng khuyến cáo khi bắt đầu không quá 2-3 gam mỗi ngày. Duy trì trong khoảng 1 đến 2 tuần rồi mới tăng từ từ. Liều dùng phổ biến hàng ngày được khuyến cáo sử dụng ở người bình thường là khoảng 3 gam mỗi ngày.
- Liều hàng ngày 8 gam, trong thời gian khoảng từ 2 đến 3 tuần cho bé gái đang độ tuổi dậy thì, có hiệu quả chính trong tăng sự hấp thụ canxi.
- Liều hàng ngày 10 gam trong 3 tuần ở người khỏe mạnh, có hiệu quả làm giảm tổng hợp lipid ở gan, giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) trong máu.
- Liều hàng ngày từ 20 đến 40 gam trong 19 ngày cho người cao tuổi, có hiệu quả trong việc điều trị táo bón.
Liều dùng của inulin có thể khác nhau ở từng cá thể tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để nhận lời khuyên về liều dùng thích hợp.
Inulin có an toàn không?
Inulin là một chất xơ tự nhiên được xem là tương đối an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc bổ sung inulin quá mức hoặc cơ thể không dung nạp được có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đầy hơi, khó chịu ở bụng, tiêu chảy do tăng nhu động ruột.
Ngoài ra, đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích, người có chế độ ăn hạn chế một số loại carbohydrate sẽ dễ bị chứng đầy bụng hơn khi bổ sung chất xơ inulin. Khi đó, bạn nên tránh việc bổ sung inulin vào cơ thể.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia trước khi quyết định bổ sung inulin để hạn chế nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ này. Khi quyết định bổ sung inulin, bạn nên bắt đầu với lượng nhỏ rồi tăng dần kết hợp với việc uống nước đầy đủ. Điều này sẽ giúp phòng tránh các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón.
Lạm dụng inulin có thể gây một số tác dụng phụ như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
Nguồn bổ sung inulin cho cơ thể
Hiện tại có khoảng 36.000 loài thực vật mà trong thành phần có chứa inulin tự nhiên. Một số rau quả, trái cây có chứa inulin như: Cchuối, măng tây, hành tây, tỏi tây,... Hay trong một số ngũ cốc, thực vật như: Lúa mì, rễ rau diếp xoăn (được đánh giá là giàu inulin nhất), tỏi, atiso,...
Bạn có thể bổ sung inulin có sẵn bằng các thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, sữa. Thường trong các sản phẩm có inulin thì sẽ không chứa các carbohydrate khác, chẳng hạn như tinh bột. Bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm vi sinh dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong thành phần của sản phẩm có chứa inulin cùng với lợi khuẩn bacillus subtilis, các cao dược liệu tự nhiên (bạch truật, hoài sơn), vitamin và một số vi khoáng chất cần thiết khác. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, giảm các triệu chứng của rối loạn đường ruột (đau bụng, táo bón, khó tiêu, phân sống).
Bài viết đã giải đáp inulin là gì? Inulin là chất xơ có nhiều công dụng tốt cho cơ thể liên quan đến hệ tiêu hóa, miễn dịch. Bạn có thể thực hiện bổ sung inulin qua thực phẩm tự nhiên vào bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về inulin cũng như các vấn đề liên quan thì đừng ngần ngại mà hãy để lại thông tin liên lạc ở bên dưới nhé.
Nguồn tham khảo
https://atlasbiomed.com/blog/inulin-prebiotic-fiber/#inulin-food/
https://www.verywellhealth.com/the-health-benefits-of-inulin-4587258/