Trẻ biếng ăn chậm lớn - Giải pháp nào dành cho bậc cha mẹ?

Tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Việc khắc phục sớm sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Vậy đâu là giải pháp dành cho cha mẹ có trẻ biếng ăn chậm lớn? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Các dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn chậm lớn

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn chậm lớn sẽ giúp cha mẹ có cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết biếng ăn chậm lớn ở trẻ mà bạn nhất định phải “nằm lòng”:

  • Trẻ quấy khóc liên tục trong bữa ăn. 
  • Trẻ ngậm, phun thức ăn hoặc trực nôn. 
  • Trẻ ăn chậm, không chịu ăn hết khẩu phần và bữa ăn thường kéo dài trên 30 phút. 
  • Trẻ có thái độ không chịu hợp tác khi ăn, phản ứng nôn oẹ khi ngửi hoặc nhìn thấy thức ăn. 
  • Trẻ có dấu hiệu chậm nói, chậm lẫy, bò, đi và đứng. 
  • Không tăng cân liên tục trong vòng một vài tháng gần đây. 

Nguyên nhân khiến bé biếng ăn chậm lớn

Thực tế, nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn có thể xuất phát từ vô vàn lý do khác nhau, nhưng chung quy lại có một số nguyên do chính thường gặp dưới đây: 

Do món ăn không hợp khẩu vị 

Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn có thể do thức ăn không hợp với khẩu vị của bé. Một vài nguyên nhân chính như: Ăn duy nhất một món liên tục trong nhiều bữa, thức ăn quá nhạt hoặc quá mặn. Vì vậy, khâu chuẩn bị thức ăn cho trẻ rất quan trọng, mẹ cần cố gắng đa dạng các loại thức ăn để hiểu được khẩu vị của con. 

tre-bieng-an-cham-lon-do-mon-an-khong-hop-khau-vi.webp

Trẻ biếng ăn chậm lớn do món ăn không hợp khẩu vị 

Bên cạnh đó, khi chế biến món ăn cho bé biếng ăn chậm lớn, người mẹ cũng cần sáng tạo và xen kẽ những món mà con yêu thích. Cách làm này sẽ giúp khẩu phần ăn của trẻ trở nên phong phú hơn, đồng thời đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. 

Do bệnh lý 

Khi trẻ bị ốm hoặc mắc một số bệnh lý nhất định có thể sinh ra cảm giác mệt mỏi, yếu ớt và không còn hứng thú với chuyện ăn uống. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa làm trẻ biếng ăn chậm lớn là do việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh. Kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn nhưng đồng thời cũng tiêu diệt cả lợi khuẩn,làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và gây rối loạn tiêu hoá. 

Chính vì vậy, khi nhận thấy con có các dấu hiệu của những bệnh về rối loạn đường tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, ho, sổ mũi, viêm phổi hoặc viêm phế quản. Cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để được điều trị ngay lập tức. Khi sức khoẻ của trẻ được quan tâm kịp thời có thể giúp tránh được tình trạng biếng ăn chậm lớn. 

Do thiếu vi chất 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn có thể bắt nguồn từ vấn đề cơ thể trẻ bị thiếu vi chất trầm trọng. Khi bị thiếu những vi chất thiết yêu như vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm, selen và đồng có thể khiến trẻ mất cảm giác ăn ngon, lâu dần dẫn đến tình trạng chán ăn và còi cọc. 

tre-bieng-an-cham-lon-do-thieu-hut-vi-chat-dinh-duong-thiet-yeu.webp

Trẻ biếng ăn chậm lớn do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thiết yếu 

Nếu biếng ăn ở trẻ kéo dài không được giải quyết có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, kèm theo một loạt các hệ luỵ sức khoẻ khác như rối loạn vị giác, suy tim, kém phát triển thể chất và suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn, trẻ biếng ăn chậm lớn cũng dễ nhiễm một số bệnh lý về đường hô hấp và tiêu chảy.  

Do sinh lý  

Trong một số khoảng thời gian nhất định, bé sẽ có những biểu hiện chán ăn và ăn ít hơn bình thường dù cân nặng và sức khỏe của bé không thay đổi. Thực chất, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị biếng ăn sinh lý, thường xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của mỗi bé. 

Khoảng thời gian trẻ biếng ăn do sinh lý thường diễn ra đồng thời vào lúc trẻ biết lật, ngồi, bò và tập đi đứng. Khi đó, bé sẽ có xu hướng ăn ít hơn khẩu phần hàng ngày trong một vài ngày cho đến vài tuần. 

Mặc dù trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau khoảng thời gian biếng ăn sinh lý, nhưng nếu cha mẹ không quan tâm chú ý và có biện pháp khắc phục sớm sẽ khiến bé dần hình thành nên thói quen biếng ăn.

Hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài

Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài và không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể: 

  • Gây rối loạn tăng trưởng và cơ thể bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. 

  • Trẻ biếng ăn lâu ngày thường dễ bị nhẹ cân hơn so với những trẻ khác đồng trang lứa. 

  • Biếng ăn gây ảnh hưởng lớn đến các chức năng hoạt động của não bộ, khiến trẻ bị chậm phát triển trí não. 
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh lý, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp trên. 
  • Biếng ăn kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc (EQ) của trẻ, khiến bé có xu hướng thụ động và khó hòa nhập với cộng đồng.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn chậm lớn?

Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ có thể tìm kiếm các giải pháp khắc phục nguyên nhân cùng với thay đổi thực đơn cho trẻ. Trong trường hợp đã thử hết các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị.

Những điều cha mẹ nên làm khi trẻ biếng ăn chậm lớn

Khi trẻ bị biếng ăn, cha mẹ nên áp dụng một số mẹo sau đây để khắc phục nhanh chóng, bao gồm: 

Tạo không khí vui vẻ và khen ngợi trẻ trong mỗi bữa ăn

Điều đầu tiên, bố mẹ nên là khen ngợi khi trẻ đã chịu ăn dù chỉ là một chút thức ăn. Bạn nên cho bé ăn ngay khi thấy trẻ có biểu hiện đói. Ngoài ra, tạo không khí bữa ăn vui vẻ sẽ giúp trẻ biếng ăn chậm lớn có hứng thú và tâm trạng phấn khích hơn khi ăn. 

khen-ngoi-va-tao-khong-khi-vui-ve-giup-tre-an-ngon-mieng-hon.webp

Khen ngợi và tạo không khí vui vẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn 

Cải thiện thực đơn cho trẻ 

Bữa ăn của trẻ cũng cần được chế biến đa dạng và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Do trẻ biếng ăn chậm lớn rất dễ bị thiếu hụt các vi chất quan trọng, vì thế  cha mẹ nên cố gắng kết hợp xen kẽ các món ăn với nhau, thay vì chỉ cho trẻ ăn lặp lại một vài món mỗi ngày. 

Nguyên tắc tiếp theo mà cha mẹ cần ghi nhớ khi trẻ biếng ăn chậm lớn là cho trẻ ăn cân đối các nhóm thực phẩm. Bạn cần thường xuyên sáng tạo cách chế biến, đồng thời trang trí đẹp mắt nhằm giúp bé ăn ngon miệng hơn. 

Phân bố thời gian ăn hợp lý 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Nếu quá thời gian này, phụ huynh nên ngừng cho trẻ ăn và cố gắng cho ăn lại vào bữa tiếp theo. Việc nhồi nhét hoặc quát mắng chỉ khiến trẻ sinh ra tâm lý khó chịu, quấy khóc và càng làm trầm trọng hơn tình trạng biếng ăn. 

Ngoài những điều trên, bạn cũng có thể khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn thông qua một số cách sau: 

  • Cho trẻ tự lập ăn uống và ăn cùng các thành viên khác trong gia đình. 
  • Luôn khuyến khích trẻ vận động thể chất nhiều hơn trong ngày để tiêu hao nhiều năng lượng, giúp trẻ chóng đói và kích thích cảm giác thèm ăn. 
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và các nhóm chất dinh dưỡng khác để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá, giúp bé ăn ngon miệng hơn. 

cho-tre-bieng-an-cham-lon-an-nhieu-rau-cu-qua-de-giup-tang-cuong-he-tieu-hoa.webp

Cho trẻ biếng ăn chậm lớn ăn nhiều rau củ quả để giúp tăng cường hệ tiêu hoá 

Những điều cha mẹ không nên làm khi trẻ biếng ăn chậm lớn 

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu biếng ăn chậm lớn, cha mẹ cần tránh làm những điều sau đây: 

  • Tránh ép khi trẻ từ chối ăn, thay vào đó mẹ nên chế biến cho bé món ăn khác và quan sát xem có hợp khẩu vị của trẻ hay không.
  • Nên ngừng cho trẻ ăn nếu bé có hiểu hiện từ chối một loại thức ăn mới. 
  • Tránh cho trẻ ăn đồ ăn vặt trước bữa ăn, chẳng hạn như kẹo, bánh và nước ngọt. 
  • Không nên cho trẻ ăn các đồ lạnh vì dễ khiến con mắc chứng viêm họng, dẫn đến ăn không ngon miệng. 
  • Không nên cho bé vừa ăn vừa xem ti vi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khác, vì dễ dẫn đến tình trạng trẻ hấp thu dinh dưỡng thụ động, khó tiêu và ăn mất cảm giác ngon miệng. 

Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ biếng ăn chậm lớn 

Trẻ biếng ăn thường dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, do đó cha mẹ có thể bổ sung cho bé thông qua các sản phẩm cốm vi sinh có chứa những chất như: Vitamin nhóm B, taurine, L-lysine, magnesium và calcium. Việc bổ sung những vi chất dinh dưỡng này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên, ăn ngon miệng hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những sản phẩm cốm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis, giúp bổ sung những vi khuẩn tốt cho đường ruột, đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, từ đó cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cho trẻ. 

 

>>>XEM THÊM: Bacillus subtilis là thuốc gì? Có tác dụng gì? TÌM HIỂU NGAY

Nhìn chung, tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn cần được khắc phục càng sớm càng tốt nhằm giúp bé tránh được nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còi cọc và chậm phát triển. Cha mẹ cũng cần quan tâm và chăm sóc trẻ chu đáo, cố gắng để ý tới tâm trạng của trẻ khi ăn để kịp thời có biện pháp xử lý. Nếu còn băn khoăn bất cứ điều gì, bạn có thể để lại thông tin dưới đây để được chuyên gia tư vấn. 

Nguồn tham khảo:

https://parenting.firstcry.com/articles/anorexia-in-children-causes-symptoms-and-treatment/ 

https://www.webmd.com/mental-health/eating-disorders/anorexia-nervosa/features/when-your-child-is-anorexic 

https://childrensnational.org/news-and-events/our-blogs/parenting-blog/2012/december/feeding-disorders-infantile-anorexia 

 

 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline