Thế nào là biếng ăn sinh lý?
Biếng ăn sinh lý là dạng biếng ăn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ thường biếng ăn sinh lý trong các giai đoạn thay đổi về thể chất như mọc răng, tập ăn dặm, tập đi, tập nói,... Biếng ăn sinh lý thường không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho trẻ và sẽ kết thúc sau 7-14 ngày.
Một nguyên nhân khác gây biếng ăn sinh lý ở trẻ là do người mẹ. Người mẹ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất trong quá trình mang thai sẽ khiến trẻ sinh non, bỏ bú, ăn ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Biếng ăn sinh lý có thể xuất hiện nhiều lần trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Sau một thời gian, khi cơ thể đã đáp ứng được với những biến đổi thì trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại.
Trẻ biếng ăn sinh lý do chưa đáp ứng với thay đổi của cơ thể
Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý mẹ cần biết
Biếng ăn sinh lý có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi với các mốc sau:
- Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu tập lẫy, tập lật người. Giai đoạn này, trẻ cũng có nhiều thích thú khám phá môi trường xung quanh.
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm, bắt đầu làm quen với các thức ăn mới. Sự thay đổi chế độ ăn, loại thực phẩm khiến trẻ thời gian đầu chưa kịp thích nghi gây biếng ăn sinh lý.
- Giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu tập đứng, tập đi nên có thể khiến bé không còn hứng thú với việc ăn uống. Đây cũng là mốc các răng đầu tiên mọc khiến trẻ bị sưng lợi, sốt. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, chán ăn.
- Giai đoạn 16 - 18 tháng tuổi: Bé trong thời gian này biết đi nhanh, tập nói nên thường thích thú với thế giới xung quanh nhiều hơn với đồ ăn. Từ đó gây ra biếng ăn sinh lý.
- Giai đoạn 2,5 - 3 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu đi học. Sự thay đổi về môi trường sinh hoạt, thời gian ăn, chế độ ăn khiến bé lười ăn dần.
>>>XEM THÊM: Bé 2 tuổi biếng ăn phải làm sao? Xem ngay giải pháp dưới đây!
Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý
Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý bao gồm:
- Đối với trẻ còn đang bú mẹ: Trẻ đột nhiên bú ít hơn bình thường, không đòi bú mẹ, thời gian bú ngắn hơn so với mọi khi.
- Bé ăn ít hơn bình thường, bỏ bữa, lượng thức ăn hàng ngày giảm đột ngột.
- Trẻ lười nhai, hay ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nuốt. Vào thời gian biếng ăn sinh lý, mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn nhưng lượng thức ăn lại ít hơn mọi ngày.
- Trong các bữa ăn, bé thường tỏ ra chán nản, từ chối mọi loại thức ăn dù đã thay đổi thực đơn.
- Trẻ hiếu động, nghịch ngợm, mải chơi nên không có cảm giác đói hay muốn ăn.
- Trẻ không bị sút cân. Cân nặng thường giữ nguyên trong thời gian dài ở trong các mốc biếng ăn sinh lý.
Trẻ từ chối mọi loại thức ăn, kể cả những món yêu thích
Những điều mẹ cần làm khi trẻ biếng ăn sinh lý
Thay đổi thói quen ăn và thực đơn cho bé
Biếng ăn sinh lý thường không gây ra bất kỳ ảnh hưởng sức khỏe nào với trẻ nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ trở thành thói quen của trẻ dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi xác định được trẻ đang trong thời kỳ biếng ăn sinh lý, mẹ nên áp dụng một số cách sau để khắc phục tình trạng này:
- Nếu trẻ còn bú sữa mẹ, hãy kiên nhẫn cho bé bú nhiều lần hơn, dỗ dành bé mỗi khi bú.
- Nấu các món ăn dạng lỏng, dễ nuốt để hạn chế tình trạng bé ngậm thức ăn trong miệng.
- Chia nhỏ bữa vào các giờ cố định trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng thức ăn vừa phải.
- Thay đổi thực đơn đa dạng, đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Nấu thêm các món mới để thay đổi khẩu vị cho bé.
- Chế biến, trang trí món ăn nhiều màu sắc, bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Động viên, khuyến khích bé mỗi khi đến bữa ăn. Không quát nạt, thúc ép khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn.
- Với trẻ biếng ăn sinh lý, cha mẹ cần tạo điều kiện cho bé chủ động lựa chọn món ăn, lượng thức ăn mỗi bữa.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại,... để dỗ trẻ ăn. Điều này tạo thành thói quen xấu và làm trẻ phân tâm mỗi khi ăn.
Thay đổi thực đơn và thói quen ăn giúp bé hào hứng với bữa ăn hơn
>>>XEM THÊM: 4 bước đơn giản giúp bé biếng ăn chậm lớn ăn như “VŨ BÃO”
Bổ sung lợi khuẩn cho bé hằng ngày
Hiện nay, để cải thiện tình trạng biếng ăn nói chung và biếng ăn sinh lý nói riêng nhiều phụ huynh lựa chọn sử dụng sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp bé ăn ngon miệng và hấp thụ tốt.
Dẫn đầu cho xu hướng này là sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis kết hợp với inulin, fructose oligosaccharide (FOS), vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, calcium,… vừa giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, vừa giúp ngăn ngừa các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,..
Cùng với đó, phụ huynh có thể cho bé sử dụng phối hợp sản phẩm phối hợp với các thảo dược quý như cao Bạch truật, Hoài sơn, Sơn tra cũng có tác dụng kiện tỳ, kích thích sản xuất men tiêu hóa cải thiện tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung lợi khuẩn để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý cho trẻ
Biếng ăn sinh lý là tình trạng rất phổ biến trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức cũng như giữ tâm lý vững vàng để cùng bé vượt qua giai đoạn này. Cùng với đó, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh và các khoáng chất cần thiết mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc nào về biếng ăn sinh lý ở trẻ, vui lòng để lại thông tin để được tư vấn hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: