Trẻ ăn hay bị nôn: Nguyên nhân do đâu và cha mẹ nên làm gì?

Trẻ ăn hay bị nôn là hiện tượng phổ biến, đôi khi chỉ xảy ra tạm thời do ăn uống. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển hay thậm chí là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn tại sao trẻ bị nôn khi ăn và hướng xử trí cho các bậc cha mẹ.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn hay bị nôn

Thông thường, trẻ ăn hay bị nôn có thể do cách ăn không đúng gây tác động sinh lý hoặc là một dấu hiệu bệnh lý đang mắc phải. Các nguyên nhân cụ thể được đề cập dưới đây:  

Nôn đơn thuần do sinh lý

  • Cho trẻ ăn, bú quá nhiều: Cho trẻ bú quá nhiều sữa, ăn quá nhiều thức ăn dễ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và dẫn đến nôn. 
  • Cho bé bú không đúng cách: Kỹ thuật cho trẻ bú bình chưa đúng khiến bé nuốt nhiều khí vào dạ dày, dẫn đến tình trạng trớ sau bú.
  • Cho trẻ nằm ngay sau khi ăn hay quấn tã quá chặt khiến bé cảm thấy khó chịu, bị khó thở, nôn mửa. 
  • Dị ứng thực phẩm: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một số loại thực phẩm trẻ tiêu thụ thành chất lạ gây hại. Điều này thường xảy ra khi trẻ bắt đầu cai sữa mẹ bằng sữa công thức hay chuyển chế độ ăn với các thực phẩm mới lạ. 

an-qua-nhieu,-an-khong-dung-cach-hay-di-ung-thuc-pham-la-nguyen-nhan-khien-tre-an-hay-bi-non.webp

Ăn quá nhiều, ăn không đúng cách hay dị ứng thực phẩm là nguyên nhân khiến trẻ ăn hay bị nôn

Trẻ ăn hay bị nôn do bệnh lý

Viêm dạ dày - ruột

Nguyên nhân là do các vi sinh vật có hại xâm nhập vào dạ dày của trẻ. Đây là tình trạng khá phổ biến do thói quen hay đưa các đồ vật vào miệng hoặc có thể do bé ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn gây hại. Trẻ có thể bị nôn khi cơ thể tiến hành cơ chế tự loại chất độc. Cần chú ý đến dấu hiệu mất nước sau khi trẻ bị nôn kéo dài.

Trào ngược 

Khi các cơ dẫn đến dạ dày không co bóp sẽ làm cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản. Nếu tình trạng nôn trớ khi bú kèm theo quấy khóc nhiều trong vài tháng đầu mà không xuất hiện triệu chứng khác, trẻ có thể bị trào ngược. 

Hẹp môn vị

Môn vị là một van cơ ở giữa dạ dày và ruột non có tác dụng lưu giữ thức ăn trong dạ dày để tiêu hóa. Khi van này bị sưng và dày lên sẽ cản trở quá trình di chuyển của thức ăn đến ruột non. Hẹp môn vị có thể dẫn đến nôn mửa, mất nước và sụt cân ở trẻ. Nếu nôn nghiêm trọng kéo dài hơn 12 giờ thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Trẻ ăn hay bị nôn do tâm thần hoặc tâm lý

Rối loạn ăn uống do tâm thần hoặc tâm lý ở trẻ có thể gây ra chán ăn tâm thần hoặc chứng ăn vô độ. Trẻ ăn hay bị nôn có thể do dư thừa axit trong dạ dày hoặc khi đói đối với chứng chán ăn tâm thần. Khi ăn quá nhiều cũng có thể gây nôn ở trẻ do bị ép phải nôn ra bất kỳ loại thực phẩm nào đã tiêu thụ. 

chung-chan-an-tam-than-o-tre.webp

Chứng chán ăn tâm thần ở trẻ khiến trẻ hay bị nôn và dư thừa acid trong dạ dày

>>>XEM THÊM: Biếng ăn sinh lý ở trẻ và cách khắc phục đơn giản dành cho mẹ

Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng các lớp màng bảo vệ xung quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng. Đây là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. Khi trẻ bị viêm màng não có thể gây nôn cùng với các triệu chứng khác như: Sốt trên 37,5 độ; Cân tay nhức mỏi; Đau đầu. Phụ huynh cần chú ý các biểu hiện của trẻ để có thể tìm sự giúp đỡ y tế kịp thời. 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ăn hay bị nôn?

Đa số các trường hợp trẻ bị nôn khi ăn không phải do bệnh lý nghiêm trọng. Cha mẹ có thể đánh giá tình trạng nôn của trẻ về mức độ hay thời gian mắc bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời. 

Đối với tình huống nôn đơn thuần 

Nôn ít

Khi trẻ nôn ít, thành phần chất nôn chủ yếu là thức ăn và không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường hay thể trạng thì cha mẹ có thể xử trí bằng những cách sau:

  • Lau sạch miệng cho trẻ bằng khăn mềm, quấn thêm khăn phòng ngừa nếu bé trớ, nôn tiếp. 
  • Nhẹ nhàng vuốt theo chiều từ trên xuống ở ngực và lưng trẻ. 
  • Cho trẻ nằm yên, kê gối cao hơn đầu, thân trên cao hơn thân dưới. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên điều chỉnh cách cho trẻ ăn để hạn chế nguy cơ bị nôn khi ăn như sau:

  • Đối với trẻ bú mẹ: Nên bế trẻ nhẹ nhàng khoảng 15 phút sau khi bú xong rồi mới đặt nằm. 
  • Đối với trẻ bú bình: Cần hạn chế việc trẻ nuốt khí vào dạ dày bằng cách luôn để bé bú sữa ngập phần núm vú. 
  • Đối với trẻ ăn dặm: Cho trẻ ăn vừa đủ, không ép ăn quá nhanh, quá nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Khi ăn các thực phẩm mới, nên cho trẻ làm quen dần dần, bắt đầu với một lượng nhỏ. 

dung-khan-mem-lau-sach-mieng-cho-tre-sau-khi-non.webp

 Dùng khăn mềm lau sạch miệng cho trẻ sau khi nôn

Nôn nhiều

Trong trường hợp nôn nhiều, đại tiện lỏng, trẻ sẽ bị mất một lượng nước khá lớn. Lúc này, phụ huynh cần phải thực hiện bổ sung nước cho trẻ bằng dung dịch oresol, nước đun sôi để nguội để tránh rối loạn điện giải. Bạn nên bù nước cho trẻ từ từ bằng muỗng nhỏ hoặc cho trẻ uống từng ngụm một. 

Khi nào thì cha mẹ nên mang bé đi khám bác sĩ?

Bạn nên tìm sự giúp đỡ y tế khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Trẻ nôn liên tục kéo dài khoảng 12 giờ và không cải thiện.
  • Trẻ bị mất nước do nôn kéo dài, không có khả năng tiết nước mắt khi khóc, mắt trũng sâu, khô miệng. 
  • Trẻ nôn dữ dội sau khi ăn hoặc bú bình. 
  • Chất nôn hoặc phân của trẻ có máu. 
  • Sốt cao 40 độ C với trẻ trên 2 tuổi và cao hơn 38 độ C với trẻ dưới 2 tuổi. 

Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện kể trên hoặc bị nôn do bệnh lý thì bạn nên đưa đi khám ở các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ hay bị nôn khi ăn

  • Khi nôn, nên đỡ bé ở tư thế ngồi dậy hoặc cho nằm nghiêng nôn để tránh chất nôn tràn vào khí quản phổi làm cho trẻ bị ngừng thở. 
  • Sau khi nôn xong, không nên ép trẻ ăn mà hãy bù nước do lúc này khi này bộ phận tiêu hóa cần được nghỉ ngơi. Nếu ép ăn có thể làm cho trẻ càng quấy khóc hay tăng triệu chứng nôn. 
  • Phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. 

Các biện pháp giúp cải thiện và phòng tránh tình trạng nôn khi ăn ở trẻ

Tình trạng nôn khi ăn ở trẻ có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng, những thực phẩm trẻ bổ sung hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể tham khảo để tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ, phòng ngừa tình trạng nôn khi ăn. 

Chế độ dinh dưỡng, loại thực phẩm phù hợp 

  • Lựa chọn cho trẻ chế độ ăn hàng ngày chứa các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và được chuyên gia khuyến cáo như: Lòng đỏ trứng gà, thịt bò, rau chân vịt, rau xanh, giá đỗ,...
  • Không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, lipid  (tôm, cua) hay đồ chiên xào. Chúng sẽ gây cản trở quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn ở trẻ, dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, đầy bụng.
  • Không nên lựa chọn sữa chứa thành phần lactose do có thể gây rối loạn tiêu hóa đối với những trẻ không dung nạp được đường lactose. 

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ đường tiêu hóa cho trẻ

Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng nôn khi ăn của trẻ bằng cách cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Có thể lựa chọn sản phẩm chứa các thành phần như lợi khuẩn, dược liệu (bạch truật, hoài sơn, sơn tra), vi chất dinh dưỡng,...

Một nghiên cứu tại Pháp vào năm 2015 đã chứng minh lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng kích thích và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, cải thiện chức năng đường tiêu hóa. 

Nghiên cứu về bạch truật tại Trung Quốc năm 2018 chứng minh chiết xuất thô và các hợp chất tinh khiết của bạch truật được sử dụng để điều trị suy giảm chức năng đường tiêu hóa. 

Lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Lợi khuẩn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Nhìn chung, trẻ ăn hay bị nôn là tình trạng thường gặp, với triệu chứng nhẹ có thể tự cải thiện khi điều chỉnh cách ăn uống. Tuy nhiên, khi trẻ nôn nhiều thì cần bù nước để tránh bị rối loạn điện giải. Đừng quên bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ đường tiêu hóa cho bé chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis, dược liệu (bạch truật, hoài sơn, sơn tra), vi chất dinh dưỡng,... Ghi lại thông tin liên lạc ở dưới để có thể nhận được thêm sự tư vấn của chuyên gia về vấn đề trẻ bị nôn khi ăn.
Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/baby-throwing-up 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318851 

https://www.verywellhealth.com/food-poisoning-food-poisoning-symptoms-2634360 

box-bbg.webp

Bình luận

2
Tin HOT trong tuần

Tin HOT trong tuần

  • Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!
    Cha mẹ cùng tìm hiểu ngay cách khắc phục trẻ biếng ăn tại đây!

    Trẻ biếng ăn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, nhiều cha mẹ “cuống cuồng” tìm cách khắc phục nhưng mãi chẳng có hiệu quả. Nếu bạn cũng là một trong số họ. Hãy áp dụng ngay 4 cách khắc phục trẻ biếng ăn để bữa cơm gia đình được trọn vẹn và tràn ngập niềm vui.

  •  Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em – Những điều bổ ích bố mẹ cần lưu tâm

    Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em phần lớn là do kiến thức về dinh dưỡng của cha mẹ chưa đủ, ngoài ra còn do một số lí do khác như cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu, chế độ ăn trong các bữa không cân đối, chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng trong thời gian trẻ bệnh…

0902207582
Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline