Nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
Tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân là một nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Theo các chuyên gia, trẻ biếng ăn chậm lớn có thể xảy ra do 4 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Một số bệnh lý điển hình ở trẻ như sốt, ho, rối loạn đường tiêu hoá hoặc đau họng sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể và dẫn đến chán ăn. Ngoài ra, khi trẻ mắc phải các căn bệnh cấp tính hoặc mạn tính như nhiễm vi rút đường hô hấp, nhiễm khuẩn và viêm loét dạ dày cũng có thể khiến trẻ bỏ ăn, biếng ăn.
Mặt khác, quá trình điều trị những bệnh lý trên bằng các loại thuốc kháng sinh cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân.Việc uống nhiều các loại thuốc kháng sinh sẽ làm tiêu diệt hoặc mất cân bằng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Trẻ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột và gây ra tình trạng biếng ăn.
Điều trị một số bệnh lý bằng kháng sinh có thể khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Trẻ biếng ăn do tâm lý
Trẻ nhỏ vốn hiếu động và rất ham chơi, do đó nhiều bé bị thu hút đặc biệt bởi những món đồ chơi mà bỏ bê việc ăn uống. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân.
Ngoài ra, trẻ biếng ăn do tâm lý cũng có thể xảy ra khi môi trường sống bị thay đổi, chẳng hạn như lần đầu đi học mẫu giáo hoặc phải đột nhiên xa cha mẹ.
Trong thời gian bé biếng ăn do sinh lý hay bệnh lý. Một số phụ huynh sốt ruột khi thấy con ăn chậm, ăn ít nên la mắng và dọa nạt con. Lâu dần, trẻ có tâm lý sợ hãi và không chịu ăn mỗi khi đến bữa.
Trẻ biếng ăn do sinh lý
Một nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân là do vấn đề về sinh lý. Tình trạng biếng ăn do sinh lý có thể bắt đầu ngay từ khi bé còn là bào thai trong bụng mẹ. Trong thời kỳ mang thai, nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm, canxi và vitamin có thể khiến thai nhi bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.
Khi bị suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non và lười bú, thậm chí bỏ bú mẹ ngay trong những tháng đầu sau sinh. Kể cả khi trẻ sinh đủ tháng và đủ cân, nguy cơ biếng ăn của trẻ cao hơn nhiều so với những trẻ khác.
Ngoài ra, tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân cũng có thể bắt nguồn từ những thay đổi trong sinh lý ở những giai đoạn phát triển của trẻ. Khi bước vào thời kỳ bắt đầu tập lật, bò, ngồi, đi, mọc răng hay tập luyện những kỹ năng mới khác,… Trẻ thường có dấu hiệu tự nhiên ít ăn hơn hẳn so với trước đó. Lúc này, mặc dù trẻ vẫn khoẻ mạnh nhưng có biểu hiện biếng ăn trong vòng vài ngày đến vài tuần, sau đó sẽ quay trở lại ăn uống bình thường như trước.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ không quan tâm đến việc ăn uống của trẻ trong các giai đoạn thay đổi sinh lý sẽ khiến biếng ăn ở trẻ trở thành thói quen xấu và theo bé lâu dài về sau, rất khó để khắc phục.
Trẻ biếng ăn chậm lớn do những thay đổi sinh lý trong các giai đoạn phát triển
Trẻ biếng ăn do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân đôi khi nằm ở chính khâu chuẩn bị khẩu phần ăn cho bé.
Trẻ nhỏ là đối tượng cần được đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu khẩu phần ăn thường ngày của bé thiếu hụt đi các chất như kẽm, canxi, vitamin và một số khoáng chất sẽ khiến trẻ sinh ra cảm giác chán ăn, không có hứng thú khi ăn uống. Trẻ có nguy cơ cao chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
Đặc biệt, khi chế độ ăn uống của trẻ nếu thiếu sắt có thể gây ra hàng loạt các vấn đề sức khoẻ. Một vài vấn đề có thể kể đến như suy giảm hệ miễn dịch, thiếu máu, dễ mệt mỏi, mất tập trung, rối loạn tiêu hoá,... Trẻ kém hấp thụ gây biếng ăn, chậm lớn.
Biến chứng biếng ăn kéo dài ở trẻ em
Một trong những hệ luỵ hàng đầu của tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ là bé chậm lớn, chậm tăng cân. Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn nhưng không được can thiệp sớm có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng từ mức độ nhẹ cho đến nặng.
Ngoài ra, tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng đề kháng của hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện phát triển các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá và làm trầm trọng hơn triệu chứng biếng ăn ở trẻ.
Suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ biếng ăn chậm lớn dễ mắc các bệnh về tiêu hoá
Khi biến chứng suy dinh dưỡng trở nặng do biếng ăn kéo dài có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, tỷ lệ mắc chứng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở những trẻ biếng ăn đang có xu hướng tăng cao. Mặt khác, biếng ăn kéo dài cũng khiến cho quá trình phục hồi dinh dưỡng của trẻ trở nên khó khăn hơn và lâu hơn so với những trẻ biếng ăn ở mức nhẹ.
Giải pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn
Như đã đề cập ở trên, trẻ biếng ăn thường có nguy cơ cao bị chậm tăng cân và chậm lớn. Do đó, cha mẹ cần lên một kế hoạch để thực hiện các giải pháp giúp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Nếu bạn còn băn khoăn không biết nên xử trí tình trạng biếng ăn của bé như thế nào cho hiệu quả thì đây sẽ là những giải pháp dành cho bạn:
Điều chỉnh thói quen ăn của bé
Điều đầu tiên để “xóa sổ” vấn đề trẻ biếng ăn chậm tăng cân là điều chỉnh những thói quen ăn uống thường ngày của bé, bao gồm:
- Hạn chế nuông chiều theo thói quen ăn vặt của trẻ trước bữa ăn chính: Trẻ con thường bị thu hút bởi các món ăn vặt như bánh ngọt, kẹo hoặc đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, những món ăn này không những không tốt cho sức khoẻ của trẻ mà còn khiến bé không muốn ăn bữa chính vì chẳng thấy đói bụng. Mặt khác, đồ ăn vặt chứa rất ít các chất dinh dưỡng, khiến bé ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân.
- Điều chỉnh giờ giấc ăn của trẻ: Nhiều trẻ biếng ăn mặc dù đã ngồi ăn cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn không thể ăn hết suất. Tốt nhất, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài từ 25 – 35 phút và cha mẹ nên tránh bắt ép trẻ ăn tiếp nếu con không muốn ăn.
- Loại bỏ thói quen vừa ăn vừa chơi của trẻ: Một số trẻ phải đi ăn rong, xem ti vi hoặc chơi đồ chơi mới chịu ăn. Điều này càng khiến bé lười ăn thêm và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn của cơ thể. Vì vậy, bạn nên tránh để trẻ tiếp xúc với các thiết bị hoặc đồ chơi gây xao nhãng khi ăn. Bằng các này, trẻ sẽ tập trung ăn và cảm nhận dần được mùi vị của thức ăn.
Loại bỏ thói quen vừa ăn vừa chơi giúp khắc phục vấn đề trẻ biếng ăn chậm lớn
Điều chỉnh thực đơn cho bé
Để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, cha mẹ cần xây dựng một thực đơn cho bé với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm mỗi ngày.
Các loại thực phẩm cần được lựa chọn phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ và trong bữa ăn phải có ít nhất một món mà bé thích. Việc lặp lại hàng ngày một vài món ăn có thể khiến trẻ sinh ra cảm giác chán ngán và không muốn ăn. Mặt khác, điều này cũng góp phần khiến trẻ bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và dẫn đến chậm lớn, chậm tăng cân.
Khi mẹ thường xuyên đổi thực đơn và “trổ tài” trang trí món ăn bắt mắt sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú hơn, có cảm giác mới lạ, từ đó kích thích được sự thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, thực đơn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để cơ thể bé phát triển khoẻ mạnh.
>>>XEM THÊM: Mách mẹ: Cách lên thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ
Bên cạnh việc điều chỉnh thói quen ăn uống và thực đơn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cũng cần chú trọng đến các biện pháp giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng để hỗ trợ khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân.
Bổ sung đủ vi chất dinh dưỡng giúp “xoá sổ” tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn
Trẻ biếng ăn chậm lớn cần được tăng cường bổ sung những vi chất như kẽm, canxi gluconat, canxi, taurine, L-lysine, magie và các loại vitamin nhóm B để cải thiện hệ tiêu hoá và giúp ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ có thể bổ sung những chất này cho trẻ mỗi ngày bằng cốm vi sinh.
Đặc biệt, sản phẩm có chứa lợi khuẩn khuẩn Bacillus Subtilis sẽ giúp hỗ trợ ức chế các vi khuẩn có hại và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ. Từ đó, giúp cải thiện hệ tiêu hoá và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
>>>XEM THÊM: Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì? Lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn
Nhìn chung, tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là lý do gì đi chăng nữa thì cha mẹ cần sớm tìm các biện pháp khắc phục ngay khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn. Nếu còn băn khoăn bất kỳ điều gì, bạn có thể để lại thông tin liên lạc dưới đây, chuyên gia sẽ chủ động gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/anorexia/overview/
https://www.childrensmedicalassociation.com/eating-disorder
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9794-anorexia-nervosa