Trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh thường liên quan đến chế độ ăn uống bất hợp lý hoặc do nhiễm vi khuẩn,... Việc phát hiện và có biện pháp khắc phục sớm sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm khác. Cùng tìm hiểu chi tiết tình trạng này qua nội dung sau đây!
Nguyên nhân nào khiến trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh?
Đi ngoài ra nước có mùi tanh là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải một vấn đề tiêu hoá nào đó. Theo chuyên gia, tình trạng này ở trẻ có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Bé bị nhiễm vi khuẩn, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Dưới đây là những yếu tố chính liên quan đến hiện tượng đi ngoài ra nước có mùi tanh ở trẻ, bao gồm:
Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường ruột
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ đi ngoài ra nước kèm theo phân có mùi tanh hôi là do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Căn bệnh này thường xảy ra khi các vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) hoặc Campylobacter xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Con đường lây nhiễm dễ nhất các loại vi khuẩn trên là sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ với bề mặt đồ vật nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như mặt bàn, lông động vật hoặc tay nắm cửa. Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra nước, đi ngoài có mùi tanh, sốt, buồn nôn, nôn ói hoặc mệt mỏi. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị bệnh kịp thời nhé!
Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ bất hợp lý
Một chế độ ăn uống kém khoa học và bất hợp lý cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh. Nếu mẹ cho bé ăn khẩu phần vượt quá mức cần thiết thì hệ tiêu hoá của con sẽ không thể hoạt động hiệu quả để tiêu hết thức ăn. Đặc biệt, đường ruột của bé cũng dễ bị kích thích nếu không dung nạp được lactose từ các sản phẩm đường sữa.
Mặt khác, những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm bị đi ngoài ra nước và mùi tanh cũng có thể liên quan đến khâu chế biến thức ăn hoặc các thành phần không cân bằng trong chế độ ăn uống. Việc ăn thức ăn giàu tinh bột hoặc chưa được nấu chín sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá của trẻ, gây rối loạn đường ruột và dẫn đến triệu chứng đi ngoài bất thường.
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột là vấn đề tiêu hoá rất phổ biến ở trẻ em, đặc trưng bởi tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, trong đó bao gồm cả hiện tượng đi ngoài ra nước có mùi tanh ở trẻ.
Khi tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn bị phá vỡ, lượng vi khuẩn gây hại sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ và lấn át lợi khuẩn. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề như trẻ đi phân sống, phân lỏng, phân nhầy lẫn máu, đôi lúc sốt nhẹ và đầy bụng. Nếu không được điều trị sớm, loạn khuẩn đường ruột có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn cho trẻ, chẳng hạn như rối loạn điện giải, mất nước, kiệt sức và suy dinh dưỡng.
Trẻ bị đi ngoài ra nước có mùi tanh thường là biểu hiện của tình trạng loạn khuẩn đường ruột
Trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh có nguy hiểm không?
Thực tế, bất kỳ bậc phụ huynh nào khi thấy con bị đi ngoài ra nước có mùi tanh đều vô cùng lo lắng. Nhìn chung, tình trạng rối loạn tiêu hoá này có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ thường xuyên bị đi ngoài ra nước kèm phân có mùi tanh, bao gồm:
- Mất nước: Đây là một trong những hậu quả phổ biến nhất khi trẻ phải liên tục đi ngoài nhiều lần trong ngày. Các chất lỏng và chất điện giải cần thiết có thể đi ra ngoài theo đường đại tiện. Nếu không bù nước cho trẻ kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, khát nước cực độ, suy nhược cơ thể,…
- Suy dinh dưỡng: Khi trẻ thường xuyên đi ngoài ra nước, hệ tiêu hoá cũng khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng như bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng sinh ra cảm giác chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng hoặc đau bụng không muốn ăn. Lâu ngày có thể dẫn đến các triệu chứng suy dinh dưỡng, gầy còm và chậm phát triển thể chất ở trẻ.
- Suy thận cấp: Tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh kéo dài thường làm giảm thể tích tuần hoàn cơ thể, dẫn đến hiện tượng suy thận cấp ở trẻ. Ngoài ra, trẻ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút cũng có thể khiến những bộ phận giữ chức năng thải độc bị tổn thương, gây ra triệu chứng suy thận. Nếu không điều trị sớm, trẻ có thể bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Suy thận cấp là biến chứng nguy hiểm khi trẻ liên tục đi ngoài ra nước có mùi tanh
Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?
Trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh không được xử trí sớm. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi kỹ những biểu hiện của trẻ và đưa bé đến khám bác sĩ ngay nếu con có dấu hiệu sau:
- Trẻ bị đi ngoài ra máu.
- Cơ thể trẻ luôn mệt mỏi và đại tiện không trở lại bình thường sau vài ngày.
- Màu phân nhạt mãi không hết.
- Trẻ đi đại tiện có phân lỏng và xanh, kèm một số triệu chứng cảnh báo bệnh lý khác.
Đặc biệt, trẻ cần được cấp cứu ngay lập tức nếu có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau:
- Trẻ đi đại tiện có phân sền sệt và màu đỏ như thạch.
- Trẻ bị vàng da, vàng mắt.
- Màu sắc của phân trở nên bất thường sau khi cho trẻ uống thuốc.
- Nước tiểu sậm màu (vàng nâu hoặc đen).
Cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh?
Để giải quyết được tình trạng trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh, trước tiên chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này, sau đó tìm biện pháp khắc phục phù hợp. Theo chuyên gia, hầu hết các tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ đều bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng và sự mất cân bằng vi sinh vật đường ruột, do đó biện pháp điều trị bệnh sẽ tập trung chủ yếu để giải quyết 2 khía cạnh này. Cụ thể:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nhằm giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng đi ngoài ra nước kèm mùi tanh, mẹ cần bắt tay ngay vào việc điều chỉnh chế độ ăn uống của bé sao cho hợp lý, cân bằng và đúng với lứa tuổi. Mỗi độ tuổi của trẻ sẽ có các cách ăn uống khác nhau, bao gồm:
- Trẻ bú mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của con thông qua đường sữa mẹ. Do đó, bạn cần ăn nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin hoặc sữa chua để tăng cường hệ tiêu hoá cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để không gây tác động xấu đến khả năng tiêu hoá của con.
- Trẻ tập ăn dặm: Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể bắt đầu ăn một số loại thức ăn cơ bản. Do đó, nếu thấy con có hiện tượng đi ngoài ra nước có mùi tanh, mẹ cần kiểm tra ngay chế độ dinh dưỡng của bé hiện tại có phù hợp không. Tốt nhất, mẹ nên cho con ăn các thức ăn dặm dạng lỏng, nấu chín kỹ và không bỏ thêm dầu mỡ. Ngoài ra, thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ cũng cần đảm bảo tiêu chí sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
Cho trẻ ăn các thức ăn dặm dạng lỏng, giúp đẩy lùi hiện tượng đi ngoài ra nước có mùi tanh
Bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis và các vi chất thiết yếu cho trẻ
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm có chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis để bổ sung cho trẻ. Theo nghiên cứu khoa học, Bacillus subtilis là trực khuẩn Gram dương, dạng hình que và đầu vuông, có khả năng phát triển mạnh mẽ ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Hệ tiêu hoá của con người là nơi phân lập ra các bào tử Bacillus subtilis. Khi được bổ sung vào cơ thể, loại lợi khuẩn này có thể kích thích sản sinh ra các enzyme tiêu hoá, đặc biệt là protease và amylase. Những enzyme này được biết đến với tác dụng thuỷ phân các lipid, glucid, enzyme cellulase và protid nhằm biến đổi chất xơ thành loại đường dễ tiêu. Điều này giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.
Không những vậy, Bacillus subtilis còn có khả năng tổng hợp một số kháng sinh tự nhiên trong cơ thể, tiêu biểu như: Mycobacillin, Bacilysin, Bacitracin, Subtilisin (A,B,C), Baxilomicin (A,B,C,R),… giúp ức chế và tiêu diệt các hại khuẩn gây bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ. Nhờ tác dụng này mà hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ được cân bằng, từ đó ổn định số lượng các vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hoá.
Bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp khắc phục hiệu quả tình trạng bé đi ngoài ra nước có mùi tanh
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm cho trẻ những vi chất dinh dưỡng quan trọng khác như zinc, calci, magnesium, taurine, l-lysine và các vitamin nhóm B. Những khoáng chất và vitamin này có thể giúp trẻ giảm đáng kể tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh, đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại sự lây nhiễm của các vi khuẩn.
Có thể thấy, tình trạng trẻ đi ngoài ra nước có mùi tanh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cho trẻ là tiền đề để ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hoá. Nếu còn băn khoăn điều gì, bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây để được hỗ trợ.
Links:
https://www.easybabylife.com/smelly-bowel-movements.html
https://dailydelish.us/faq/why-does-my-babys-poop-smell-like-fish/